
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trả lời tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/11. (Ảnh: Hoàng Yến) |
Trả lời câu hỏi của Báo Đầu tư về tình hình thị trường trái phiếu, đặc biệt là sau khi sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ tập trung đi vào hoạt động, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay (4/11), Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, tính từ đầu năm tới cuối tháng 10/2023, theo số liệu tổng hợp, đã có 70 doanh nghiệp đã thử nghiệm phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với khối lượng 180.400 tỷ đồng.
Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, kể từ khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành ngày 5/3/2023 cho đến hết tháng 10, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu giai đoạn trước đã mua lại trước hạn 190.700 tỷ đồng, khối lượng phát hành mới là 179.500 tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm, khối lượng đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành là 61.600 tỷ đồng.
Cũng theo ông Chi, trên thị trường sơ cấp, nhà đầu tư tổ chức chiếm trên 95% và nhà đầu tư cá nhân chỉ có khoảng gần 5%, đã tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành.
Về tình hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên hệ thống giao dịch tập trung, sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã phối hợp với các thành viên cũng như với các doanh nghiệp vận hành hệ thống an toàn, thông suốt.
"Quy mô của thị trường và thanh khoản đã có bước tăng trưởng, tính đến 31/10 thị trường đã tiếp nhận và đưa vào giao dịch 451 mã trái phiếu của 114 doanh nghiệp với giá trị đăng ký giao dịch đạt khoảng 336.768 tỷ đồng", ông Chi cho hay.
Về quy mô giao dịch, tính đến hết phiên giao dịch 31/10/2023, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 49.392 tỷ đồng, tính bình quân thì giá trị giao dịch đạt 676,6 tỷ đồng/phiên. Riêng trong tháng 10, giá trị toàn thị trường đạt 29.292 tỷ đồng, bình quân giá trị giao dịch khoảng 1.331 tỷ đồng/phiên.
Tuy nhiên, ông Chi lưu ý, tính đến hết tháng 10 mới có 451 mã trái phiếu của 114 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường, trong khi còn nhiều mã trái phiếu của các doanh nghiệp đã phát hành chưa thực hiện đăng ký.
"Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban chứng khoáng Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam cũng như Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tiến hành giám sát, kiểm tra và sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu như các doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu mà không thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống này theo quy định của pháp luật", ông Chi nhấn mạnh.

-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu