Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 13 tháng 05 năm 2024,
Xử nghiêm nạn xà xẻo ngân sách giáo dục
Mạnh Bôn - 14/10/2014 07:50
 
() Ngân sách chi cho lĩnh vực giáo dục có hạn, nhưng năm nào cũng chi không hết. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, GS-TS Đào Trọng Thi, Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi phải có chế tài xử lý đối với những địa phương không chi ngân sách cho giáo dục theo dự toán.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
“Chỉ cần 200 tỷ đồng có thể đổi mới chương trình, SGK”
Giáo dục gần đội sổ trong thu hút FDI
Giáo dục trăn trở vượt lối mòn
Làm bình quân không khuyến khích đầu tư giáo dục
Chi cho giáo dục của Việt Nam cao hàng đầu thế giới

Ông có bức xúc không khi lĩnh vực “quốc sách hàng đầu” có tiền không biết chi vào đâu?

Nghị quyết mới nhất của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vẫn khẳng định, “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Khẳng định giáo dục là “quốc sách”, nên dù thu ngân sách gặp khó khăn trong khi lĩnh vực nào cũng cần phải đầu tư, nhưng Nghị quyết của Đảng vẫn yêu cầu hàng năm, ngân sách phải dành ít nhất 20% tổng chi cho giáo dục.

  Xử nghiêm nạn xà xẻo ngân sách giáo dục  
  Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, GS-TS Đào Trọng Thi  

Thế nhưng thực tế nhiều năm trở lại đây, rất nhiều địa phương không chi ngân sách cho giáo dục theo dự toán đã được Quốc hội thông qua, thậm chí không ít địa phương còn “xà xẻo” tiền chi cho giáo dục để chi cho lĩnh vực khác, kể cả bổ sung cho chi thường xuyên.

Trước thực tế này, bản thân tôi và nhiều đại biểu Quốc hội khác đã phát biểu trên nhiều diễn đàn, đặc biệt là trên diễn đàn Quốc hội.

Không chi hết tiền, phải chăng là lĩnh vực giáo dục không cần thiết phải đầu tư với số tiền tương đương 20% tổng chi ngân sách hàng năm?

Không chi hết tiền không phải lỗi của các cơ sở giáo dục và ngành giáo dục. Vì trên thực tế, lĩnh vực giáo dục cần rất nhiều tiền để đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo.

Hiện tại, 90-95% tổng số tiền chi cho giáo dục dành để trả lương và các khoản phụ cấp theo lương khác. Chỉ 5-10% số tiền còn lại dành để đầu tư cho chuyên môn giáo dục, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học - quá ít so với nhu cầu, nên hầu hết cơ sở giáo dục đều phải học chay, dạy chay.

Tôi muốn nói thêm rằng, thông lệ các nước trên thế giới, chi cho giáo dục gồm 2 phần: lương, phụ cấp theo lương và chi đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tỷ lệ của họ thường là 50-50, còn ở Việt Nam, Chính phủ quy định tỷ lệ này là 80 - 20 mặc dù đã thấp hơn rất nhiều so với thông lệ quốc tế, nhưng cũng chưa bao giờ thực hiện được.

Tình trạng một số địa phương “cắt xén” phần chi cho giáo dục để chi cho lĩnh vực khác, thậm chí bổ sung cho cả chi thường xuyên. Theo ông, phải xử lý vấn đề này thế nào?

Khi phân bổ dự toán ngân sách năm 2014 và cả dự toán ngân sách năm 2015, đứng trước việc thu ngân sách khó khăn trong khi phải ưu tiên chi cho việc bảo vệ biển đảo, nên nhiều người muốn giảm tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục. Tuy nhiên, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đã cương quyết bảo vệ quan điểm phải chi đủ cho giáo dục tương đương 20% tổng chi ngân sách. Năm 2014 mặc dù số thu theo dự toán giảm tới 33.300 tỷ đồng so với năm 2013, Chính phủ và Quốc hội vẫn đồng ý giữ nguyên tỷ lệ chi cho giáo dục, nhưng cuối cùng, nhiều địa phương đã không chi hết.

Tôi cho rằng, việc không chi hết cho giáo dục là vấn đề rất lớn, vì chất lượng nguồn nhân lực, như ai cũng biết là một trong 3 điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội hiện tại cũng như trong tương lai. Vì vậy, khi sửa đổi Luật Ngân sách dứt khoát phải có chế tài xử lý những địa phương không chi hết cho lĩnh vực đào tạo.

Tức là sẽ không còn chuyện, quyết toán ngân sách chỉ là thông qua “việc đã rồi”, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách không chấp hành dự toán chỉ bị nêu tên trong báo cáo?

Đúng vậy, Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi phải có chế tài xử lý cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách không tuân thủ dự toán. Nói như vậy, không có nghĩa là Quốc hội thông qua dự toán bao nhiêu phải chi bằng hết bấy nhiêu, mà phải chi tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, chống dàn trải, thất thoát, lãng phí, nghiêm cấm sử dụng khoản chi cho lĩnh vực này lại bớt xén để chi cho lĩnh vực khác, đặc biệt là tăng chi thường xuyên, chi mua sắm tài sản công... Ngân sách là tiền mô hôi nước mắt của người dân, nên hiệu quả sử dụng ngân sách phải dược đặt lên hàng đầu.

Khi quyết toán ngân sách phải chấm dứt tình trạng như nhiều đại biểu Quốc hội nói là “thông qua việc đã rồi”, tức là chi đã chi rồi, tiêu đã tiêu rồi, chi không đạt dự toán cũng đã xảy ra rồi, nên các đại biểu đành phải bấm nút thông qua quyết toán. Theo tôi, Quốc hội phải cương quyết việc này, cụ thể địa phương nào, cơ quan, đơn vị nào chi ngân sách vượt dự toán nếu không có lý do chính đáng và bất khả kháng, thì khi phân bổ ngân sách năm sau sẽ bị trừ đi khoản đã “lạm chi”.

Như ông nói, ngân sách chi cho giáo dục dành cho chi lương quá lớn, chiếm tới 90-95% khiến chất lượng dạy và học không được cải thiện như mong đợi. Vì sao có tình trạng này?

Vì lẽ đơn giản là hầu như năm nào chúng ta cũng tăng lương, nên chi lương cho nhân viên ngành giáo dục buộc phải tăng lên.

Có cách gì khắc phục tình trạng này không, thưa ông?

Cách duy nhất để có thể vừa tăng lương cho nhân viên giáo dục, vừa có thể nâng tỷ lệ đầu tư cho trang thiết bị dạy và học, cơ sở vật chất của lĩnh vực giáo dục là phải đẩy mạnh xã hội hóa.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư