-
Kinh tế TP.HCM duy trì đà tăng trưởng tích cực trong năm 2024 -
Xuất khẩu nông lâm thủy sản vượt mục tiêu năm 2024 -
Trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Hà Nội -
TP.HCM chi hơn 22.000 tỷ đồng cho chương trình bình ổn thị trường Tết Ất Tỵ -
Doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến quý II/2025 -
Trái dừa Việt tiến vào nhóm nông sản tỷ USD: Vừa mừng, vừa lo
Xuất khẩu giày dép quý I/2024 tăng 11,7%, đạt 4,85 tỷ USD. |
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 3 đã hồi phục rất mạnh, thu về 1,7 tỷ USD, tăng hơn 600 triệu USD so với tháng trước đó.
Với mức thực hiện này, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép trong quý đầu năm đạt 4,85 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu túi xách 866 triệu USD (tăng 5,2% so với cùng kỳ) trong quý I/2024, toàn ngành da giày mang về kim ngạch hơn 5,7 tỷ USD.
Mức tăng trưởng xuất khẩu giày dép, túi xách của quý I năm nay chưa phản ánh sự hồi phục hoàn toàn của thị trường giày dép thế giới, bởi năm ngoái, ngành da giày bị sụt giảm hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Điển hình là giày dép giảm gần 15%, túi xách giảm 9%, với doanh thu lần lượt 20,37 tỷ USD và 3,76 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong năm ngoái đạt trên 24 tỷ USD, giảm gần 3 tỷ USD so với mục tiêu 27 tỷ USD đề ra, còn so với mức cao điểm 28 tỷ USD của năm 2022, kết quả xuất khẩu năm qua đã hụt khoảng 4 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu của ngành da giày năm qua bị thu hẹp, khi kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm, điển hình là Mỹ, EU, Trung Quốc...
Thực tế cho thấy, từ quý IV/2022 , trước tác động của lạm phát, các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản đều suy giảm tiêu dùng. Trong khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chậm lại, hàng tồn kho của các nhà bán lẻ và các nhãn hàng tiếp tục ở mức cao đã khiến ngành da giày rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng trầm trọng trong nửa đầu năm 2023.
Theo thống kê của một số doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn, trong năm qua, lượng đơn hàng của ngành dệt may, da giày sụt giảm 25-50%, không ít doanh nghiệp phải tiến hành cắt giảm lao động, giờ làm, ngày làm, thu hẹp quy mô sản xuất.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số trong quý I, nhưng Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhận định, khó khăn về thị trường vẫn còn nhiều bởi tổng cầu chưa hồi phục hoàn toàn, các doanh nghiệp Việt vẫn phải theo dõi sát thông tin thị trường để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tận dụng tối đa cơ hội từ các thị trường có FTA để tăng hưởng ưu đãi thuế quan.
Chưa kể, một loạt các quy định về các sản phẩm sinh thái, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng, các yêu cầu về giảm thiểu phát thải carbon đối với các sản phẩm sản xuất…được các nhà nhập khẩu EU đưa ra đang tạo thách thức lớn đối với các mắt xích trong chuỗi cung ứng, trong đó có Việt Nam
-
Trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Hà Nội -
TP.HCM chi hơn 22.000 tỷ đồng cho chương trình bình ổn thị trường Tết Ất Tỵ -
Hiệu quả từ các mô hình sản xuất rau hữu cơ -
Lần đầu tổ chức Festival nghề muối, hướng tới nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam -
Trung Quốc chi gần 4,35 tỷ USD mua rau quả Việt -
Doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến quý II/2025 -
Trái dừa Việt tiến vào nhóm nông sản tỷ USD: Vừa mừng, vừa lo
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority