
-
Thủ tướng: Bộ Công thương tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Mỹ
-
Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Chưa xem xét điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu năm 2025
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan
-
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
Kim ngạch xuất khẩu gạo giảm do xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều giảm mạnh. Cụ thể, trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường giảm mạnh như Gana (giảm 64%), Hong Kong (giảm 44%), Malaysia (giảm 43%), Singapore (giảm 35%) và Bờ Biển Ngà (giảm 15%).
Một nguyên nhân nữa là do giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 2 giảm gần 2% so với cùng kỳ năm trước, xuống 426 USD/tấn.
![]() |
Xuất khẩu gạo quý 1/2017 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với gạo Thái Lan, Campuchia... |
Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong quý 1/2017, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt được chủ yếu là nhờ các hợp đồng thương mại xuất sang Philippiness, Trung Quốc và châu Phi. Đây cũng là 3 thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam hiện nay, góp phần giúp tình hình giá cả lúa gạo nội địa trong vụ Đông Xuân luôn duy trì ổn định ở mức khá cao.
Ngoài nguyên nhân do nguồn cung trên thế giới đang dồi dào, Thái Lan liên tục xả kho gạo khiến giá gạo giảm mạnh còn có nguyên nhân đến từ việc chất lượng gạo nước ta không cao, tỷ lệ gạo phẩm cấp trung bình và thấp chiếm tới hơn 30%.
Nếu so với các loại gạo cùng loại của Thái Lan, Campuchia, gạo Việt không cạnh tranh được cả về giá và chất lượng.
Như vậy, xuất khẩu gạo đã chứng kiến sự sụt giảm chưa từng thấy kể từ đầu năm 2016 đến nay.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 bị sụt giảm, chỉ đạt mức gần 4,9 triệu tấn, trị giá đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm tới gần 26,5% về số lượng và giảm 22,4% về trị giá so với năm 2015.
Năm 2016, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động. Giá chào xuất khẩu gạo 5% đạt mức cao nhất khoảng 385 USD/tấn, mức thấp nhất khoảng 345 USD/tấn. So với giá gạo các nước trong khu vực, giá gạo xuất khẩu Việt Nam thấp hơn của Thái Lan khoảng 5-10 USD/tấn nhưng cao hơn giá gạo của Ấn Độ, Pakistan khoảng 5 USD/tấn (cùng chủng loại gạo).
Trong cơ cấu gạo xuất khẩu, gạo cao cấp chiếm 21,6%; gạo cấp trung bình chiếm 13,4%; gạo cấp thấp chiếm 7,2%; gạo thơm các loại chiếm 28,5%; gạo Japonica chiếm 3,2%; nếp chiếm 20,8%; tấm chiếm 3,58%; gạo đồ chiếm 0,8%.
Thị trường khu vực châu Á (trừ Trung Đông) chiếm 65,3% tổng lượng gạo xuất khẩu, kim ngạch giảm 34,7% so với năm 2015; châu Phi chiếm 16,8%, kim ngạch giảm 9%, châu Mỹ chiếm 9,66%, kim ngạch tăng 7,1%, châu Đại Dương chiếm 4,5%, kim ngạch tăng 50%, châu Âu chiếm 1,7%, kim ngạch giảm 25,6%, thị trường Trung Đông chiếm gần 2% (tăng 36%) so với năm 2015.

-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan -
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA -
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump -
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn -
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort