
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
![]() |
Xuất khẩu giày dép đang trên đà phục hồi. 6 tháng đạt 10,4 tỷ USD, tăng 27,8%. |
Theo Hiệp hội Da - Giày -Túi xách Việt Nam (Lefaso), xuất khẩu giày dép từ đầu năm 2021 đến nay tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ. 6 tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép mang về kim ngạch xuất khẩu 10,4 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng túi xách, va li, ô dù, dù đạt mức tăng thấp hơn, chỉ 7,9% nhưng cũng giúp mang về gần 1,7 tỷ USD. Như vậy, giày dép, túi xách đã đóng góp hơn 12 tỷ USD vào con số 157,63 tỷ USD xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong nửa đầu năm, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.
Lefaso nhận định, dù dịch bệnh vẫn còn phức tạp trên toàn cầu, nhưng tại những thị trường xuất khẩu chủ chốt của ngành, như Hoa Kỳ, EU, sức mua hàng hóa đã có sự hồi phục mạnh, nhờ đó gia tăng các đơn đặt hàng chảy về Việt Nam.
Thị trường da giày thế giới được dự báo sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối năm 2021, giúp xuất khẩu của Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi, tiếp tục tăng trưởng.
Một động lực quan trọng được Bộ Công Thương chỉ ra, nửa đầu năm nay các DN da giày đã chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do ( FTA) mang lại, trong đó có FTA với EU nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Tính đến hết quý 2/2021, đơn hàng tại các thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành như Mỹ, EU… đã tăng trên 10%.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp, đến thời điểm hiện tại, hầu hết các DN lớn đã có đơn hàng xuất khẩu cho cả năm 2021.
"Hoạt động sản xuất ổn định tại nhiều khu vực có nhiều nhà máy sản xuất đóng đô là điểm thu hút đơn hàng của ngành da giày nước ta. Ngoài ra, sự ổn định về giá nhân công, lao động, tình hình chính trị...cũng là những yếu tố khiến nhà nhập khẩu yên tâm đặt hàng từ Việt Nam", Lefaso cho biết.
Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, giá nhân công của Trung Quốc tăng cao, còn tại Myanmar, do bất ổn chính trị đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đơn hàng. Campuchia cũng bị tác động mạnh bởi dịch bệnh, phải thực hiện giãn cách, buộc nhà nhập khẩu phải tính toán lại đơn đặt hàng.
Dự báo, cả năm nay xuất khẩu da giày, túi xách sẽ về đích khoảng 22 USD, tương đương mức thực hiện trong năm 2019.

-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang