
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), sự hồi phục nhu cầu tại 2 thị trường lớn Mỹ và EU cùng việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng đã mang lại kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trên 4,1 tỷ USD nói trên.
Trong đó, xuất khẩu trong tháng 6/2021 tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD.
Về ngành hàng, tôm Việt Nam đang giữ vị thế số 1 tại nhiều thị trường
Xuất khẩu tôm trong tháng 6/2021 đạt khoảng 402 triệu USD, tăng 15%, đưa tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm lên 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức đều đang gia tăng lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ đang có đà tăng trưởng hàng tháng 45-46%, sang Nhật Bản tăng 17%, sang Hàn Quốc tăng 10%, Đức 60%, sang Anh tăng 15%.
![]() |
Chế biến tôm tại công ty thủy sản An Giang- Agifish (Ảnh: Lê Toàn). |
Trừ thị trường Mỹ và Trung Quốc, tôm Việt Nam đang đứng vị trí số 1 tại hầu hết các thị trường với kim ngạch nổi trội hơn so với các nước khác.
Tại Mỹ, thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất (chiếm 30% nhập khẩu tôm thế giới và chiếm 22% nhập khẩu tôm Việt Nam), tôm Việt Nam đứng sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador.
Ấn Độ và Ecuador chiếm tỷ trọng chi phối tại Mỹ (33% và 15%), trong khi Indonesia chiếm khoảng 25%, Việt Nam chiếm khoảng 8,5%. Còn ở Trung Quốc, tôm Ecuador và Ấn Độ cũng chiếm trọng số cao (khoảng 55% và 25%).
Năm 2021, nhập khẩu tôm từ 2 nước này và các nước châu Á khác vào Trung Quốc bị giảm do quy định kiểm tra gắt gao hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu tại các cảng nhập khẩu.
Do vậy, các nhà nhập khẩu tôm này đều chuyển hướng tập trung vào thị trường Mỹ cho phân khúc tôm đông lạnh và có kế hoạch sản xuất tôm chế biến phục vụ thị trường EU và các thị trường khác.
Xuất khẩu cá tra nửa đầu năm 2021 đạt 788 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, với ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu đột phá ở nhiều thị trường nhỏ.
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ và một số những thị trường nhỏ đang hồi phục rất mạnh mẽ, trong đó xuất khẩu sang Mỹ đang tăng khoảng trên 170%, chiếm 21%.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mexico, Brazil, Anh, Thái Lan, Hà Lan, Colombia, Nga đều đạt mức tăng trưởng 3 con số (từ 100 – 450%).
Mỗi thị trường này chiếm khoảng 2,5-4% giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam và được VASEP, đây sẽ là những điểm đến tiềm năng cho cá tra Việt Nam, bù đắp sự sụt giảm tại Trung Quốc.
Cụ thể, cá tra Việt Nam sang Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục giảm khoảng 5-7% trong những tháng tới. Dù đang sụt giảm, nhưng Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, với 26% xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Do vậy những ách tắc của thị trường này đang tác động đáng kể đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower