
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
Trong 5 năm trở lại đây, Anh đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong EU, với tốc độ tăng trưởng kim ngạch bình quân là 22,5%/năm. Với 4,65 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu sang Anh bằng 2,4% GDP của Việt Nam, trong khi tỷ lệ này tính bình quân các nền kinh tế Đông Á chỉ là 0,7%. Đó là lý do khiến giới truyền thông quốc tế cho rằng, Việt Nam sẽ bị tác động lớn nhất trong khu vực Đông Á từ Brexit.
Để hạn chế tác động của Brexit, nhiều doanh nghiệp đã lên kịch bản ứng phó. Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Da giày Việt Nam cho biết, với các đơn hàng đã ký kết, công ty ông thương thảo cùng đối tác dùng đồng USD giao dịch để tạo sự ổn định cho cả hai bên.
![]() |
Các doanh nghiệp xuất khẩu cần lên kế hoạch, phương án để thực hiện chiến lược kinh doanh, tìm kiếm thị trường hậu Brexit |
“Chiến lược sắp tới của chúng tôi sau sự kiện Brexit là sẽ đẩy mạnh kinh doanh tại thị trường nội địa, vì thị trường nội địa có gần 40 triệu dân số trẻ, trong khi các doanh nghiệp của mình lại chủ yếu tập trung vào xuất khẩu mà lơ là thị trường này, đây là dư địa lớn để doanh nghiệp phát triển”, ông Huy nói.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, Vitas đã đề ra 3 giải pháp với cộng đồng doanh nghiệp dệt may. “Một là, chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp phát triển thị trường sang một số nước khác như Mỹ. Hai là, các doanh nghiệp phát triển sang một số thị trường lớn khác như Nga, Đông Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản. Chúng tôi cũng đang kiến nghị với Bộ Công thương thúc đẩy xúc tiến thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước trong khu vực Trung Đông. Cuối cùng, chúng tôi xây dựng chiến lược về công nghệ và quản trị để năng suất lao động tốt hơn nhằm cạnh tranh về giá, thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm”, ông Giang nói.
Công ty TNHH Thủy sản Hùng Hậu (An Giang) cho biết, Công ty có hợp đồng xuất khẩu thủy sản qua Anh từ lâu. Khi vấn đề Brexit diễn ra, Công ty đã liên hệ với đối tác của mình ở Anh để bàn bạc và đàm phán vấn đề xuất khẩu, cũng như tiền thanh toán chuyển sang USD.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, Anh rời khỏi EU không phải ngay lập tức, mà sẽ phải mất một thời gian khá dài để thực hiện các thủ tục cần thiết, do đó, đây là thời gian các doanh nghiệp có thể lên kế hoạch, phương án để thực hiện chiến lược kinh doanh, tìm kiếm thị trường.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort