Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Xuất khẩu rau quả sang các thị trường khó tính tăng trưởng cao
Thế Hải - 11/02/2020 09:49
 
Xuất khẩu rau quả sang các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm và kiểm dịch như Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản…đều tăng trưởng rất khả quan trong nam 2019.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả trong năm 2019 đã không về đích như mục tiêu đề ra từ đầu năm, chỉ đạt 3,74 tỷ USD, thậm chí so với năm 2018  thì kim ngạch đã giảm 1,7%.

Sự sụt giảm về giá trị xuất khẩu trong năm qua là do giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại rau quả của Việt Nam, chiếm tới 64,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đã giảm sâu tới gần 13%, đạt 2,43 tỷ USD.

Kể từ giữa năm 2018 đến nay, Trung Quốc đã điều chỉnh nhiều chính sách xuất nhập khẩu, với hàng hóa nông sản là sự chuyển dịch mạnh mẽ từ trao đổi cư dân (tiểu ngạch) sang nhập khẩu chính ngạch, khiến kim ngạch xuất nhiều nông sản chủ lực của Việt Nam như rau quả, lúa gạo... giảm khá mạnh.

Dù các doanh nghiệp trong nước đã có thông tin về sự điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc nhưng do sự chuyển đổi chưa đồng loạt nên ít nhiều đã tác động ngay đến giá trị xuất khẩu.

Trong bức tranh chung của ngành, dù tăng trưởng xuất khẩu chưa đạt mục tiêu, nhưng những tín hiệu tại các thị trường tiêu thụ lớn rau quả nhiệt đới như Hoa Kỳ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia ...lại có được mức tăng trưởng 2 con số.

Cụ thể, một loạt thị trường có kim ngạch trên 100 triệu USD như: Đông Nam Á đạt 226,43 triệu USD, tăng 68,7%; Mỹ đạt 150,03 triệu USD, tăng 7,2%; EU đạt 148,19 triệu USD, tăng 28,5%; Hàn Quốc đạt 131,85 triệu USD, tăng 15,8%; Nhật Bản đạt 122,34 triệu USD, tăng 16,4%, Hà Lan 80 triệu USD, tăng 33%, Đài Loan 73,3 triệu USD, tawng 76,7%, Hồng Kông 73 triệu USD, tăng 235%, Australia 44,7 triệu USD

Trong năm 2019, xuất khẩu rau quả sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với năm 2018, trong đó các thị trường tăng mạnh trên 100% về kim ngạch gồm có: Lào tăng 655%, đạt 78,83 triệu USD; Indonesia tăng 284,8%, đạt 5,75 triệu USD..

Dịch nCovy diễn biến phức tạp từ đầu năm 2020 đang đặt nhiều ngành hàng xuất khẩu lớn trong đó có rau quả chịu nhiều ảnh hưởng do Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực đang phải oằn mình chống dịch, hoạt động xuất khẩu tại nhiều cửa khẩu bị gián đoạn, đặc biệt Trung Quốc đã cho tạm đóng cửa một số cặp chợ và lùi thời gian khôi phục hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới.

Nhưng các doanh nghiệp ngành rau quả vẫn miệt mài chinh phục và quảng bá hàng Việt tại các thị trường mới. Đơn cử, ngay trong ngày đầu tháng 2/2020, Vina T&T Group đã tham gia trưng bày, giới thiệu trái cây Việt Nam tại sự kiện FRUIT LOGISTICA Berlin 2020.

Để xuất khẩu bền vững, con đường duy nhất của các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam là phải đa dạng hóa được thị trường, đưa hàng hóa đến được nhiều thị trường mới. 

Với thị trường quan trọng ngay sát vách, các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các quy định mới về đăng ký vuùn trồng,  bao gói đúng chuẩn, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật...

2019 là năm thứ 4 xuất siêu liên tiếp của Việt Nam
Với mức xuất siêu cao kỷ lục 9,1 tỷ USD trong 11 tháng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 11 tháng tăng 7,8% so với cùng kỳ, Bộ Công Thương cho biết,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư