
-
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể
-
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 2 tỷ USD. |
Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại đang là điểm sáng trong tổng thể mối quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung.
Số liệu của Bộ Công thương, 11 tháng qua, xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 155,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 56 tỷ USD, tăng 6,2%, là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm.


Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường tỷ dân 99,7 tỷ USD, nhập siêu từ Trung Quốc 43,6 tỷ USD, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng là nhờ thực hiện tốt các giải pháp về xuất khẩu sang các nước có chung đường biên giới, hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, kể cả lúc cao điểm thời vụ, các doanh nghiệp từng bước nắm chắc các quy định mới của nhà nhập khẩu", Bộ Công thương đánh giá.
Trung Quốc cũng là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương. Cụ thể, xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc đảo chiều từ mức giảm 2,2% 6 tháng đầu năm, sang mức tăng 6,2% sau 11 tháng.
Trong khi xuất khẩu các thị trường lớn khác đều giảm. Cụ thể, EU giảm 8,1%, Hàn Quốc giảm 4%; Nhật Bản giảm 4,3%, ASEAN giảm 6,2%; riêng Hoa Kỳ giảm mạnh nhất 13,1% so với cùng kỳ.
Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất, nguồn cung ứng hàng hóa lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam cũng đã trở thành quốc gia có quy mô trao đổi thương mại lớn thứ 4 với Trung Quốc trên thế giới (năm 2022); đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, quy mô thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 đạt 175,56 tỷ USD, tăng 5,47% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD, tăng 3,18%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 117,8 tỷ USD, tăng 6,63%.
Thương mại 2 chiều Việt Nam-Trung Quốc còn tiến xa, bởi quan hệ chính trị, ngoại giao song phương tiếp tục được củng cố và phát triển tốt đẹp đã tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác giữa các Bộ ngành và địa phương 2 nước, đặc biệt, Trung Quốc luôn là 1 trong những mục tiêu ưu tiên trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Trung Quốc đã có thỏa thuận hợp tác song phương với Việt Nam, cũng như các hiệp định đa phương Việt Nam, Trung Quốc (như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP); giai đoạn tới, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và xuyên Thái Bình Dương (CTCPP)….
Hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục ổn định, hiệu suất thông quan nâng cao. Tại một số địa phương có các cửa khẩu biên giới quan trọng đối với thương mại song phương như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, lượng hàng hóa thông quan hàng ngày càng cải thiện.
Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của thị trường tỷ dân cực lớn, nhưng Trung Quốc hiện không còn là thị trường dễ tính như trước, các tiêu chuẩn của hàng hóa nhập khẩu tiếp tục được nâng lên, từ nông lâm thủy sản cho tới hàng công nghiệp như dệt may, giày dép...
Ngoài ra, mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc rất tương đồng với Việt Nam, điều này vừa tạo ra lợi thế và thách thức đối với hàng hóa nước ta. Việc cạnh tranh hàng xuất khẩu ra các thị trường truyền thống của Việt Nam sẽ không dễ dàng, nhất là khi nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Với vai trò và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế, thương mại Việt – Trung, tại Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Vương Văn Đào đã thống nhất một số vấn đề cần giải quyết và lĩnh vực trọng điểm cần tăng cường hợp tác, mục tiêu đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt – Trung phát triển theo hướng ổn định hơn, cân bằng và bền vững hơn.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục mở cửa cho nhiều loại nông sản của Việt Nam, sẵn sàng phối hợp triển khai các biện pháp tạo thuận lợi thông quan nhằm đảm bảo lợi ích của người nông dân Việt Nam, hỗ trợ phát hiện thương hiệu Việt Nam tại thị trường Trung Quốc...
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm -
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng -
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn