-
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
Ảnh minh họa |
Mục tiêu giai đoạn 2017 - 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 5,5 tỷ USD (tăng trưởng bình quân đạt 10,79%/năm) trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 4,5 tỷ USD; tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 710.000 ha; tổng diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 30.000 ha; nuôi tôm hùm đạt 1.000.000m3 lồng; tổng sản lượng tôm nuôi đạt 832.500 tấn (tăng trưởng bình quân đạt 5,63%/năm). Trong đó tôm nước lợ đạt 800.000 tấn; tôm càng xanh đạt 30.000 tấn; tôm hùm đạt 2.500 tấn.
Giai đoạn 2021-2025, ngành công nghiệp tôm công nghệ cao được hình thành ở các vùng sản xuất trọng điểm; vùng nuôi tôm hữu cơ được áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ.
Phấn đấu tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD (tăng trưởng bình quân đạt 12,7%/năm), trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 8,4 tỷ USD; tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 750.000 ha; diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 50.000 ha; nuôi tôm hùm đạt 1.300.000 m3 lồng; tổng sản lượng tôm nuôi đạt 1.153.000 tấn (tăng trưởng bình quân đạt 6,73%/năm). Trong đó tôm nước lợ đạt 1.100.000 tấn; tôm càng xanh đạt 50.000 tấn và tôm hùm đạt 3.000 tấn.
Định hướng phát triển ngành tôm
Quyết định nêu rõ, phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên (đặc biệt là lợi thế về nuôi tôm sú), các lợi thế về thị trường, công nghệ chế biến và kinh nghiệm của người dân để phát triển ngành tôm hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đồng thời phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và các thành tựu khoa học kỹ thuật mang tính đột phá, thân thiện môi trường, phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng để tăng năng suất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có chất lượng cao (đạt chứng nhận uy tín như tôm sinh thái, hữu cơ, GAP). Hướng tới không sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm tôm.
Bên cạnh đó phát triển sản xuất gắn chặt với nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm; nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tôm Việt Nam; đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi giá trị.
Áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến, công nghệ mới
Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ đối với nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh; tôm nước lợ nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, nuôi quảng canh; đối với nuôi tôm càng xanh; nuôi tôm hùm; chế biến và tiêu thụ các sản phẩm tôm. Trong đó, đối với nuôi tôm và tiêu thụ sản phẩm tôm, áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ mới vào khâu thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản các loại sản phẩm tôm để tiết kiệm nhiên liệu, giảm giá thành sản phẩm, tăng tỷ trọng mặt hàng giá trị gia tăng; duy trì các thị trường hiện tại và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng...
Các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành tôm được đưa ra như tổ chức và quản lý sản xuất, khoa học công nghệ và khuyến ngư, phát triển thị trường, các cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ; chính sách giao, cho thuê sử dụng đất, mặt nước để nuôi tôm; chính sách về thuế, phí...
Trong đó, chính sách về tín dụng tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng hiện hành đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong đó có ngành tôm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Chính sách về bảo hiểm, xây dựng cơ chế bảo hiểm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất tôm, đặc biệt là khâu sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm; có chính sách hỗ trợ bảo hiểm đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ, các hợp tác xã; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đầu tư vào bảo hiểm ngành tôm Việt Nam...
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024