
-
Hải Phòng đứng đầu cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX 2024)
-
Xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia năm 2025 cho các Bộ, địa phương
-
Tổ chức khởi công, khánh thành đồng loạt công trình lớn chào mừng 50 năm thống nhất
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
-
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt -
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
Số liệu vừa được Bộ Tài chính công bố, trong tháng 3/2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính chung quý I năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 17,0%.
Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cũng đã khẳng định điều này, coi đây là một điểm sáng của nền kinh tế.
Đó là kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu quý I lần lượt tăng 13,7%, 10,6% và 17% so với cùng kỳ, vượt kịch bản đề ra.
![]() |
Nếu Mỹ áp thuế đối ứng 46% trên diện rộng, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ |
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, Bộ Công Thương đã xây dựng kịch bản tăng trưởng cho lĩnh vực này.
Cụ thể, quý I dự kiến tăng 7,9% so với cùng kỳ, quý II dự kiến tăng 12,9%; quý III dự kiến tăng 12,9% và quý IV dự kiến tăng 14,9%. Mức tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 12%, bằng với chỉ tiêu được giao. Kết quả đạt được, xuất khẩu quý I tăng 10,6%, tức là tăng vượt kịch bản đề ra.
Số liệu thống kê cụ thể cho biết, trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 29,02 tỷ USD, tăng 15,0%, chiếm 28,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 73,82 tỷ USD, tăng 9%, chiếm 71,8%.
Trong quý I năm 2025, có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 59,9%).
Trong khi đó, về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I đạt 99,68 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 36,78 tỷ USD, tăng 19,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 62,9 tỷ USD, tăng 15,8%.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong quý I năm 2025, có 17 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 77,2% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 7,7 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,76 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 10,92 tỷ USD.
Các số liệu thống kê trên cho thấy, thương mại hàng hóa của Việt Nam vẫn đang tiếp tục tốc độ tăng trưởng tích cực. Tuy vậy, khó khăn, rủi ro mới đã bắt đầu xuất hiện, khi mà mới đây, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố áp thuế đối ứng 46% đối với Việt Nam.
“Nếu bị áp mức thuế 46% trên diện rộng, xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị tác động mạnh, lây lan ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, tiêu dùng, lao động việc làm trong nước…”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng lo ngại.
Theo kết quả khảo sát sơ bộ của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp đánh giá 5 nhóm hàng chịu tác động lớn nhất là điện tử, máy tính; dệt may, da giày; gỗ và sản phẩm từ gỗ; thủy sản; và máy móc, thiết bị. Đây cũng là các nhóm ngành hàng sử dụng nhiều lao động và có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Mỹ.
Mặc dù trong ngắn hạn, mức độ tác động có thể chưa rõ nét, do nhiều doanh nghiệp đã chủ động đẩy mạnh xuất khẩu, tích trữ hàng hóa sang Mỹ trong các tháng trước, song trong dài hạn, những ảnh hưởng là không nhỏ.
Hiện nay, Chính phủ, các bộ ngành đang rất nỗ lực để có giải pháp ứng phó với việc áp thuế đối ứng của phía Chính phủ Mỹ.
Theo Bộ Tài chính, cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm đã “mở ra dư địa và thời gian” để đàm phán với Mỹ, nhưng cần triển khai rất khẩn trương, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao, thương mại…
Đồng thời, cần chủ động nghiên cứu, chuẩn bị ban hành ngay các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp Mỹ vẫn áp mức thuế cao đối với Việt Nam, qua đó, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến kinh tế, tâm lý của thị trường, nhà đầu tư và dòng tiền của doanh nghiệp.
-
Các nghị viện cần lấy tinh thần kiến tạo phát triển làm nòng cốt -
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã -
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu -
Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên -
Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược với Hoa Kỳ -
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản -
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển