-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
ZTE sẽ nhanh chóng ổn định hoạt động sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ. Nguồn: ZTE |
Trở lại "đường đua"
Theo thông báo của Bộ Thương mại Mỹ vào giữa tháng 7, Tập đoàn thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc (ZTE Corporation) và Công ty viễn thông ZTE Kangxun của Trung Quốc (ZTE Kangxun), gọi chung là ZTE, đã chuyển 400 triệu USD tiền ký quỹ tại một ngân hàng Mỹ.
Ngay sau đó, Bộ Thương Mại Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với ZTE theo thỏa thuận hai bên đã ký kết vào tháng 6. Thỏa thuận này đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất mà Mỹ từng được áp dụng đối với vụ việc tương tự.
Ngoài số tiền 400 triệu USD, ZTE cũng đã nộp phạt 1 tỷ USD vào Ngân khố Hoa Kỳ hồi tháng 6.
Nguồn tin từ ZTE cho biết, lệnh cấm mà Mỹ áp dụng từ ngày 15/4 đến giữa tháng 7 là bài học lớn cho ZTE trong triển khai chiến lược kinh doanh và phát triển.
Trong gần ba tháng áp dụng lệnh cấm, dù các hoạt động sản xuất và kinh doanh bị tạm ngừng, nhưng ZTE đã luôn thực hiện trách nhiệm với các đối tác toàn cầu, bao gồm các ngân hàng và nhà cung cấp; thực hiện thanh toán đúng cam kết, không để xảy ra tình trạng chậm thanh toán.
Ngay sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm áp dụng từ ngày 15/4, ZTE đã khôi phục lại hoạt động kinh doanh trên toàn cầu từ ngày 14/7, nguồn tin cho hay.
Hiện các đơn hàng của thị trường Trung Quốc và nước ngoài đã được kích hoạt trở lại. Hệ thống công nghệ thông tin của ZTE đã được khôi phục và xác nhận. Cùng với chuỗi cung ứng, ZTE đã khởi động lại hệ thống bảo trì và triển khai các dự án trên toàn cầu.
Hoạt động R&D không bị ảnh hưởng
Hầu hết các chương trình nghiên cứu & phát triển (R&D) của ZTE không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm từ phía Mỹ.
Nguồn tin ZTE cho biết: Hoạt động R&D của Tập đoàn sẽ sớm trở lại bình thường sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ. Tập đoàn này xác định tăng cường xây dựng đội ngũ chuyên gia R&D trong thời gian tới, trong đó sẽ chú trọng vào 5G.
ZTE cũng cam kết khôi phục lại sản xuất và kinh doanh trong thời gian sớm nhất để khắc phục khó khăn và tồn đọng thời gian qua.
Tiên phong phát triển 5G
Trong gần ba tháng diễn ra lệnh cấm, ZTE vẫn duy trì tốt hoạt động R&D cho 5G, đây được coi là mảng xương sống của Tập đoàn.
ZTE có lợi thế lớn về công nghệ 5G và các sản phẩm Internet và viễn thông, tin tưởng rằng lợi thế này sẽ giúp ZTE có chỗ đứng cao hơn trong cuộc đua 5G.
Thời gian tới, ZTE khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển 5G, tập trung triển khai 5G ở ba lĩnh vực: kinh doanh, hiệu quả và phạm vi.
ZTE đã triển khai công nghệ lõi 5G trên hạ tầng mạng 4G hiện có. Đây là lợi thế lớn để ZTE thực hiện mục tiêu dẫn đầu về thời gian thương mại hóa 5G khi 5G được phổ biến.
Về mặt hiệu suất, Tập đoàn này đã đạt được tối ưu hóa các thuật toán trên mạng 4G, tạo thuận tiện khi chuyển sang 5G và đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Đối với phạm vi triển khai, Trung Quốc là thị trường có mức đầu tư cho 5G lớn nhất trên thế giới. ZTE sẽ phát huy lợi thế ở thị trường Trung Quốc từ đó vươn ra phạm vi toàn cầu.
Theo nguồn tin của ZTE, Tập đoàn này là một trong hai doanh nghiệp viễn thông có thể cung cấp các giải pháp 5G đầu cuối. Để thực hiện chiến lược “Tiên phong trong công nghệ 5G”, ZTE sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư cho R&D, tăng cường đổi mới nghiên cứu các công nghệ lõi một cách độc lập và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Để phát triển nhanh và bền vững, Tập đoàn này xác định tiếp tục tập trung xây dựng nguồn nhân lực, nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp lý và tăng cường kiểm soát nội bộ. Qua đó, đóng góp vào sự phát triển của viễn thông toàn cầu, đáp ứng kỳ vọng của các quốc gia, tổ chức và các ngành mà ZTE đã và đang hợp tác.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025