
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng
-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
Cuộc chiến tranh tiền tệ đã bùng nổ?
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã chính thức "khai hỏa" khi cả hai bên thực hiện chính sách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu theo kiểu "ăn miếng, trả miếng". Căng thẳng thương mại leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh tiền tệ, và hậu quả sẽ rất khó lường.
![]() |
Mỹ và Trung Quốc vừa áp thuế quan cao lên hàng tỉ USD giá trị hàng hóa của nhau. (Ảnh minh họa: KT) |
Nếu một cuộc chiến tranh tiền tệ thực sự xảy, tác động có thể sẽ vượt xa khỏi phạm vi hai đồng tiền chủ chốt là Nhân dân tệ và USD. Khi đó, các thị trường từ cổ phiếu tới hàng hóa cơ bản và các thị trường mới nổi sẽ đều rơi vào tình thế nguy hiểm, Bloomberg nhận định.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho hay, Chính phủ Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến tỷ giá để xác định xem Trung Quốc có thao túng đồng tiền hay không.
Trên Twitter, Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) thao túng làm tỷ giá đồng tiền và lãi suất của họ thấp hơn.
Cáo buộc này được ông Trump đưa ra sau khi đồng Nhân dân tệ trượt xuống dưới ngưỡng 6,8 Nhân dân tệ đổi 1 USD cuối tuần vừa qua, mức thấp nhất trong 1 năm qua. Trong khi đó Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) không phát tín hiệu nào về việc sẽ can thiệp để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ.
Trước động thái này, ông Jens Nordvig - chiến lược gia tiền tệ có uy tín ở Phố Wall - nhận định, những cảnh báo của ông Trump thực sự là một sự dịch chuyển từ chiến tranh thương mại sang chiến tranh tiền tệ.
Theo ông Robin Brooks, chuyên gia kinh tế trưởng của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), mấu chốt của vấn đề hiện nay là liệu PBoC có can thiệp để giữ tỷ giá Nhân dân tệ quanh ngưỡng 6,8 NDT/USD nhằm tránh căng thẳng leo thang xa hơn hay không.
Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đo sức mạnh đồng mạnh đồng USD trên thị trường giao ngay tuần qua có lúc giảm với mức mạnh nhất trong gần 4 tháng trở lại đây.
Ông Shahab Jalinoos, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối toàn cầu thuộc Credit Suisse, cho rằng, Tổng thống Mỹ đã thẳng thừng chỉ rõ những gì đang diễn ra là một cuộc chiến tranh thương mại bởi các quốc gia khác đang thao túng tỷ giá vì mục đích cạnh tranh.
Nhân dân tệ yếu có phải là "vũ khí"?
Theo thông tin từ CNN, hiện Nhân dân tệ đã giảm gần 8% trong 3 tháng qua giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu trong khi PBOC có vẻ như sẵn sàng chấp nhận một đồng tiền yếu hơn để hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc Trung Quốc dùng nội tệ yếu làm "vũ khí" trong cuộc chiến thương mại là khó xảy ra bởi có nhiều yếu tố gây áp lực lên Nhân dân tệ.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa tăng lãi suất cơ bản đồng USD, và tiếp tục lên kế hoạch nâng lãi suất thêm nữa trong năm nay. Điều này sẽ khiến giới đầu tư ưu ái giữ USD, bán nhiều loại tiền tệ khác, trong đó có cả Nhân dân tệ. Thêm vào đó, nếu Nhân dân tệ giảm giá quá nhanh, giới đầu tư sẽ mất niềm tin, tìm kiếm loại tài sản mới bằng USD hoặc các loại tiền tệ khác.
![]() |
Hậu quả của chiến tranh tiền tệ sẽ rất khó lường. (Ảnh minh họa: KT) |
Mới đây, Ngân hàng Goldman đã có một bản ghi nhớ mang tên "Chiến tranh thương mại phát triển thành chiến tranh tiền tệ". Giống với diễn biến của các cuộc tranh chấp kinh tế lớn trong lịch sử, cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung đã tiến đến mức tập trung nhiều hơn vào thị trường ngoại hối, thường là liên quan đến việc dàn xếp để làm đồng USD yếu đi, giảm bớt thâm hụt thương mại của Mỹ, Goldman đánh giá.
Trước nguy cơ nổ ra chiến tranh tiền tệ giữa hai "gã khổng lồ" của nền kinh tế thế giới, đã có nhiều dự đoán về mức độ tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.
Đáng chú ý, một bài viết mới đây trên Bloomberg nêu rõ: Chiến tranh tiền tệ đã đến khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mở thêm một mặt trận trong trò chơi "bên miệng hố chiến tranh" ngày càng gay gắt. Bloomberg dự báo hậu quả của cuộc chiến có thể rất tàn khốc và có tác động không chỉ đối với đồng nội tệ của Mỹ và Trung Quốc./.

-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao? -
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort