-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Tập đoàn Cargill vừa khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ (TAC) cho tôm tại tỉnh Bạc Liêu, thủ phủ của ngành nuôi tôm tại Việt Nam. Trung tâm ứng dụng công nghệ này được thiết kế để giúp cho người nuôi trồng thủy sản tiếp cận được những công nghệ mới nhất và ứng dụng những giải pháp tốt nhất trong nuôi trồng để cho ra những sản phẩm thủy hải sản lành mạnh và tăng lợi nhuận. Với diện tích 1,2 héc-ta, Trung tâm sẽ có 15 ao nuôi và thử nghiệm, 1 cơ sở đào tạo và một trạm nghiên cứu. Đây là trung tâm ứng dụng công nghệ thứ ba của Cargill tại khu vực Nam Á và là trung tâm thứ hai tại Việt Nam. Trước đó vào đầu năm 2017, Công ty đã khánh thành và đưa vào sử dụng trung tâm ứng dụng công nghệ đầu tiên tại tỉnh Tiền Giang, chuyên phục vụ cho người nuôi cá. “Trung tâm Ứng dụng công nghệ của chúng tôi sẽ áp dụng các kiến thức và công nghệ nuôi tôm từ khắp nơi trên thế giới theo các điều kiện thực tế và phù hợp với Việt Nam,” ông Jesper Clausen, Giám đốc Ứng dụng công nghệ, ngành Dinh dưỡng thủy sản Cargill tại châu Á, cho biết. Cũng theo ông Jesper Clausen, tại Việt Nam, điều này sẽ giúp cho người nuôi trồng giải quyết được những thách thức như dịch bệnh trong nuôi tôm và giúp cải thiện hiệu quả chăn nuôi hiện nay thông qua áp dụng những kỹ thuật mới, sử dụng các loại thức ăn cải tiến, góp phần nâng cao hiệu quả chung cho ngành nuôi tôm trong nước. Cùng với việc ra mắt Trung tâm Công nghệ, Cargill cũng đã giới thiệu giải pháp iQShrimp™ nhằm giúp người nuôi tôm Việt Nam quản lý rủi ro, ra các quyết định hiệu quả hơn. Cụ thể, phần mềm iQShrimp thu thập dữ liệu từ các ao nuôi tôm thông qua các thiết bị di động, các bộ cảm biến và thiết bị cho ăn tự động để ghi lại dữ liệu về kích cỡ con tôm, chất lượng nước, hình thái cho ăn, các điều kiện về sức khỏe và thời tiết. Hệ thống này sau đó kết hợp các thông tin về sản xuất và môi trường vào một “bảng điều khiển vận hành trực tiếp” để cung cấp các dữ liệu chi tiết và đưa ra các khuyến nghị ví dụ như chiến lược quản lý cho ăn và ngày thu hoạch tối ưu cho người nuôi tôm. Giải pháp phần mềm này hiện đã sẵn sàng phục vụ các khách hàng trên toàn cầu và có thể được tùy biến theo những nhu cầu đặc thù của người nuôi địa phương.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"