
-
Tiêu chí chức danh chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh
-
Khánh thành Tượng đài Công an nhân dân “Vì bình yên cuộc sống”
-
Chủ tịch nước quyết định đặc xá năm 2025 cho hơn 8.000 phạm nhân
-
Hà Nội chốt phương án, tên gọi 126 phường, xã mới
-
Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia Mỹ ưu tiên đàm phán về thuế quan -
Thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất Kon Tum và Quảng Ngãi
Tham gia buổi tọa đàm có các cơ quan ban ngành, hiệp hội Khoa học công nghệ, doanh nghiệp... tại TP Cần Thơ cùng đóng góp ý kiến, các giải pháp phát triển kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục rào cản thể chế khuyến khích ứng dụng, khoa học công nghệ sáng tạo tại Cần Thơ.
Theo GS TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM thì tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng là thước đo cho sự tiến bộ toàn diện của một quốc gia trong từng giai đoạn. Việc tìm kiếm, xác định và hoạch định mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp cho mỗi quốc gia là vấn đề phức tạp và bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau.
![]() |
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là thước đo cho sự tiến bộ toàn diện của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. |
Tại Việt Nam, thời gian qua mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, thâm dụng vốn nhưng hiệu quả đầu tư lại thấp. Các yếu tố về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thật sự phát huy tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Đổi mới công nghệ và phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao còn chậm; tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thấp, năng suất lao động thấp. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ đạt 18% GDP vào năm 2015, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Ông Nguyễn Trọng Cường, Viện trưởng Viện Kinh tế Xã hội TP Cần Thơ cho biết: ảnh hưởng của khoa học công nghệ (KHCN) đối với năng lực cạnh tranh Việt Nam chỉ đạt 4,3 điểm so với 10 nước đứng đầu bảng xếp hạng ( 5,43-5,76 điểm). Còn theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì chỉ số đổi mới của Việt Nam là 3,25 đứng thứ 73/140 nước.
Theo ông Cường, những tồn tại đó là do ngân sách đầu tư KHCN còn khiêm tốn (đầu tư KHCN giảm còn khoảng 1,36% tổng chi ngân sách nhà nước mà kế hoạch là 2%; tổng đầu tư xã hội 0,3-0,4 % GDP nhưng chiến lược đề ra là 1%), KHCN chưa thật sự trở thành động lực phát triển đất nước, chưa tạo được sự gắn kết giữa kết quả nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh, chưa huy động được nguồn lực từ xã hội và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, là do năng lực các doanh nghiệp còn nhỏ nên nhu cầu đổi mới sáng tạo để tồn tại và phát triển chưa cao. Song song đó là chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thiếu cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi về công nghệ. Cơ cấu nhân lực KHCN theo ngành nghề chất lượng nghiên cứu thì Việt Nam đứng vị trí 89/140 nước, trong khi đó Mã Lai là 27; Indonesia là 46, Thái Lan là 60. Còn nhập khẩu nhiều thiết bị công nghệ lạc hậu, không đồng bộ thiếu sức cạnh tranh. Năng suất lao động của Việt Nam là 1 còn Lào là 1,1. Mức độ sẵn sàng áp dụng công nghệ mới rất thấp, đứng 134/148 nước ( Mã Lai 37, Phi 47, Indonesia 60, Thái Lan 75, Campuchia 82) năm 2014.
Theo ông Cường, nguyên nhân là do trong thời gian dài chúng ta phát triển kinh tế theo chiều rộng, thâm dụng vốn, sử dụng lao động giá rẻ, trình độ thấp nên chưa tạo động lực phát triển, cơ chế phát triển KHCN ràng buộc theo quan điểm chủ yếu là cấp kinh phí, mất nhiều thời gian làm thủ tục hành chính. Nên việc phân bổ và sử dụng ngân sách kinh phí KHCN theo hướng liên thông, liên kết cả vùng tránh giới hạn về địa giới hành chính, xã hội hóa nguồn lực đầu tư, nâng cao khả năng liên kết của các trường đại học, sửa đổi luật Công nghệ rõ ràng, khuyến khích các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ.
GS TS Nguyễn Đông Phong cho biết thêm: "Vai trò của KHCN và đổi mới sáng tạo hiện nay chưa được đánh giá đúng mức và chưa trở thành quốc sách. Thách thức của cuộc cách mạng 4.0 đặt ra cho kinh tế Việt Nam cần xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh, các yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải là KHCN và sáng tạo".

-
Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia Mỹ ưu tiên đàm phán về thuế quan -
Thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất Kon Tum và Quảng Ngãi -
Hà Nội không yêu cầu nộp lại hồ sơ giấy nếu đã có hồ sơ điện tử hợp lệ -
Bộ Tài chính bãi bỏ 8 Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước -
Đà Nẵng bổ nhiệm bà Trương Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch -
Sớm nâng thương mại song phương Việt Nam - Campuchia lên 20 tỷ USD -
50 năm Đồng Tháp viết tiếp trang sử hào hùng cùng đất nước
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)