Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Gia đình tổ chức lễ tang Toàn Shinoda
Tầm Như - 26/07/2014 21:11
 
Ngày 27/7, gia đình Vlog Trần Vũ Toàn tổ chức lễ tang Toàn Shinoda tại Nhà tang lễ Bệnh viện 19/8 (Hà Nội).
TIN LIÊN QUAN

Vlogger Toàn Shinoda tên thật là Trần Vũ Toàn, một cựu học sinh trường chuyên Hà Nội - Amsterdam. Chàng trai sinh năm 1987 qua đời đột ngột hôm 24/7 do suy hô hấp cấp tính. Tin dữ được xác nhận hôm 25/7, khiến nhiều bạn bè của Toàn Shinoda và giới trẻ yêu thích những đoạn nhật ký bằng video của anh cảm thấy hụt hẫng.

Ngay từ sáng 25/7, rất nhiều bạn bè thân thiết trong giới vlogger và giới truyền thông đã có mặt tại nhà riêng để thăm hỏi, tiễn đưa Toàn lần cuối.

Trong vài năm qua, trào lưu làm nhật ký bằng video - được gọi với cái tên Vlog nở rộ, và Toàn Shinoda là một trong những cái tên tiêu biểu, ghi dấu ấn trong đời sống giới trẻ bằng những Vlog ấn tượng, bản sắc.

Chàng cựu học sinh trường  Amsterdam có lợi thế về tiếng Anh, với những kiến thức trong nhiều năm du học ở Mỹ, đặc biệt là về truyền thông và tư vấn du học đã thổi hồn vào những Vlog. Anh có cả một kênh dạy và chia sẻ bí quyết học tiếng Anh trên Youtube mang tên Toan Shinoda English với hàng trăm nghìn thành viên yêu thích và theo dõi.

  Gia đình tổ chức lễ tang Toàn Shinoda  
  Toàn Shinoda đột ngột ra đi là một hụng hẫng cho giới trẻ và trào lưu Vlog  

Cuộc sống của Toàn Shinoda là một cuộc tìm kiếm và khám phá đậm chất sáng tạo của tuổi trẻ. Anh không chỉ biết "cày" đầu vào trang sách, mà còn có triết lý phải biết mở mang ra thế giới, "chịu học, chịu chơi", được các bạn trẻ hưởng ứng.

Từ khi còn là học sinh chuyên Hà Nội - Amsterdam, Toàn Shinoda đã không chỉ dẫn dầu về thành tích học tập, mà Toàn còn đạt giải nhất bóng bàn và cầu lông quận Ba Đình 2002; Sau này, khi sang Mỹ du học, Toàn Shinoda được biết đến với việc một mình lái xe xuyên nước Mỹ và sống bằng tiền tự kiếm được sau giờ học. 

Năm 2009, sau khi tốt nghiệp ĐH Wesleyan University, Toàn Shinoda quyết định quay về nước để phát triển sự nghiệp, thay vì kiếm một công việc thu nhập cao ở Mỹ, mà với trình độ, vốn tiếng Anh và vốn sống của mình, Toàn không khó để đạt được.

Làm việc trong ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam được 3 năm, Toàn chọn đầu tư hoạt động truyền thông trên Youtube và là một trong những người đi đầu trong trào lưu vlog ở Việt Nam, được các Vlogger (người làm Vlog) Việt Nam coi như người anh để học hỏi.

Toàn Shinoda: Ngọn lửa hồng vụt tắt

Toàn Shinoda: Ngọn lửa hồng vụt tắt

() Lần đầu tiên bình luận về vấn đề xã hội, Toàn Shinoda còn e dè, anh chọn chủ đề an toàn là “văn hóa điện thoại” nhưng ở vlog cuối cùng anh đã bạo dạn chọn chủ đề nóng “ăn cơm trước kẻng”.

Cái tên Toàn Shinoda chính là tên kênh chính thức mà Toàn dùng để chia sẻ các video, clip trên Youtube. Giới trẻ thích thú và ấn tượng với các vlog của Toàn vì hầu hết được dàn dựng công phu, ngôn ngữ ấn tượng. Sau vlog đầu tiên nhằm truyền đạt kỹ năng nói và giao tiếp tiếng Anh, sau này, Toàn Shinoda được biết đến với những Vlog mang nhiều tính thời sự và gần gũi với giới trẻ, như Giáo dục hóc xương gà, Tình phí, Chuyện tình không an toàn, Xách Bentley lên và đi...

Nói đến Toàn Shinoda, giới trẻ cũng biết đến chuyện tình cảm giữa anh và cô bạn gái xinh đẹp, cá tính Ngụy Thiên An (thường được gọi là An Nguy, cùng sinh năm 1987). Hai người đến với nhau cũng chính qua các hoạt động của Vlog.

An Nguy đang học tại Mỹ và cô vừa lên đường sang Mỹ chỉ vài ngày trước khi Toàn Shinoda đột ngột ra đi. 

Ngày 27/7, gia đình và bạn bè, người thân tiễn đưa Trần Vũ Toàn về nơi an nghỉ. Cầu chúc cho anh được bình an, giữ vẹn tình cảm mến mộ của giới trẻ với một Toàn Shinoda tài hoa, cá tính.

Trần Vũ Toàn còn giữ chức Phó tổng giám đốc của công ty Tư vấn Giáo dục Golden Path Academics - một trong những trung tâm tư vấn du học uy tín.

Trong mục sơ lược về đội ngũ nhân viên công ty, Vũ Toàn được giới thiệu là chuyên viên tư vấn và đồng thời chịu trách nhiệm về các hoạt động của GPA tại Hà Nội.

Trần Vũ Toàn cũng từng là cố vấn tại Học viện Giáo dục Quốc tế (IIE) tại Việt Nam, đã giúp đỡ nhiều sinh viên chuẩn bị cho học đại học ở Mỹ, có bằng cử nhân chuyên ngành kinh tế của Đại học Wesleyan.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư