Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Kinh doanh tên miền lên ngôi
Hữu Tuấn - 23/12/2014 15:27
 
Với sự cởi mở, cho phép chuyển nhượng tên miền, năm 2014 ghi nhận hoạt động kinh doanh tên miền tăng trưởng mạnh.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Tiếp tục tiến hành xử phạt và thu hồi tên miền sai quy định
Tên miền “.vn” sẽ thắng lớn
Đã có thể mua tên miền trực tiếp từ Google

Kinh doanh tên miền tăng trưởng mạnh

Theo Báo cáo tài nguyên Internet 2014 do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vừa công bố, tỷ lệ tăng trưởng tên miền “.vn” đạt 12,3% (năm 2014: 297.235 tên miền; năm 2013 là 263.980 tên miền; năm 2012 là 229.120 tên miền). Tổng số tiền miền tiếng Việt vượt mốc 1 triệu tên miền và hiện “.vn” vẫn giữ vị trí đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng đăng ký sử dụng và vị trí thứ 7 trong top 10 quốc gia châu Á, đứng thứ 26 trên thế giới về số lượng tên miền quốc gia.

Tên miền Bkav.com được Bkav mua lại với giá 2,3 tỷ đồng

Phân tích số lượng tên miền “.vn” đăng ký mới, gia hạn, thu hồi, trong 3 năm (2012-2014) của VNNIC cho thấy, số lượng tên miền đăng ký mới liên tục tăng và số lượng tên miền gia hạn tăng đều. Điều này cho thấy, tên miền “.vn” có sự tăng trưởng bền vững, ngày càng khẳng định sự tin tưởng của người sử dụng.

Về sử dụng tên miền trong thương mại, kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy, 70% doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng tên miền “.vn” cho hoạt động kinh doanh, quảng bá; 27% dùng tên miền quốc tế “.com”.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, theo các lĩnh vực hoạt động, tỷ lệ doanh nghiệp có website sử dụng tên miền ”.vn” tương đối đồng đều. Cao nhất là khối tài chính - bất động sản (89%). Tiếp đến là năng lượng - khoáng sản (82%), giải trí (77%); công nghệ thông tin và truyền thông (76%)…

Những thông tin trên cho thấy, hoạt động kinh doanh tên miền tại Việt Nam đang sang trang mới, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ.

Giá trị tên miền cũng đang tăng

Cách đây không lâu “trùm đầu cơ tên miền” Việt Nam Nguyễn Trọng Khoa, người đang sở hữu khoảng gần 1.000 tên miền, hé lộ thông tin cho biết, có nhà đầu tư nước ngoài ngỏ ý muốn mua lại tất cả với giá 100 tỷ đồng, đã gây sốc cho cộng đồng mạng. Trước đó, hàng loạt tên miền của các doanh nghiệp, tổ chức đã giao dịch thành công, như tên miền dienmay.com của Thế giới Di động được định giá 10 tỷ đồng; bkav.com được Bkav mua lại với giá 2,3 tỷ đồng; hsbc.com.vn được bán cho Ngân hàng HSBC với giá trị gần 1 tỷ đồng…

Hàng loạt tên miền được rao giá, như Vietnam.com (khoảng 8 tỷ đồng); TravelVietnam.com (trên 500 triệu đồng); VietnamFlights.com (trên 500 triệu đồng); ChungKhoan.com (200 triệu đồng); TuyenSinh.com; DaiHoc.com (khoảng 190 triệu đồng)…

Bà Lê Thúy Hạnh, Phó tổng giám đốc Công ty Micronet phân tích, trên thế giới, mua bán tên miền là hoạt động kinh doanh rất thông thường. Tên miền là một dạng tài nguyên trên Internet, người sử dụng có thể chuyển nhượng cho người khác, qua đó tạo điều kiện cho sự phát triển của các dự án, dịch vụ trên mạng Internet như thương mại điện tử, mua bán website... Thị trường tên miền đóng góp doanh thu khá lớn cho nền kinh tế thế giới. Đơn cử, doanh số giao dịch chuyển nhượng tên miền trong 1 ngày qua sàn giao dịch tên miền SEDO ước tính lên tới 45 triệu USD.

Tuy nhiên, theo bà Hạnh, mặc dù đã mở cửa cho ngành kinh doanh tên miền và hoạt động đăng ký duy trì tên miền đã khởi sắc, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh tên miền, nhà đầu tư tên miền hiện vẫn phải vừa kinh doanh vừa nghe ngóng, chờ thông tư, quy định hướng dẫn cụ thể về việc những tên miền nào được chuyển nhượng, khi chuyển nhượng, thì nộp thuế thế nào, thời gian chuyển nhượng và quy trình chuyển nhượng ra sao...

Trước tình hình phát triển của hoạt động kinh doanh tên miền và vấn đề quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu quốc tế, ông Huỳnh Việt Phương, Tổng giám đốc điều hành P.A Việt Nam khuyên rằng, khi vươn ra biển lớn, lúc doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của tên miền .com, thì nhiều lúc đã muộn. Do đó, nếu doanh nghiệp đã có tên miền trong nước, vẫn rất cần thiết để đầu tư thêm tên miền .com. Giá trị tên miền không lớn, nhưng giá trị ảnh hưởng thương hiệu là rất nhiều nếu không có tầm nhìn rộng.

“Trường hợp của vietnamworks.com là một ví dụ, khi mà đối thủ cạnh tranh của họ lại sử dụng chính vietnamwork.com (thiếu một chữ s) để cạnh tranh. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vì chậm chân đã phải mua tên miền .com với giá cao gấp ngàn lần so với giá trị đầu tư ban đầu, như Samsung, Bkav…”, ông Phương dẫn chứng.

Ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu, thời gian tới, các nhà đăng ký tên miền phải cung cấp tên miền tiếng Việt với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn để có thể cạnh tranh được với tên miền truyền thống, tên miền quốc tế như .com, .biz… Các dịch vụ như duy trì, bảo vệ tên miền và các dịch vụ kèm theo tên miền tiếng Việt phải tốt hơn tên miền do các nhà đăng ký tên miền nước ngoài cấp trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Muôn kỹ nghệ kiếm chác của dân buôn tên miền

Thị trường tên miền vẫn “nóng” lên từng ngày kèm theo đó là những mánh khóe mới trên “lãnh địa” mua bán tên miền. Điều đó buộc chúng ta phải có cái nhìn nghiêm túc để tránh thả nổi thứ được đánh giá là tài nguyên quốc gia.

Doanh nghiệp mất thương hiệu vì chưa lo giữ tên miền

(baodautu.vn) Đến nay, mới có 20% trên tổng số hơn 500.000 doanh nghiệp Việt Nam có Website với khoảng 200.000 tên miền Việt Nam và Quốc tế được đăng ký.  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư