Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Phiên 9/5: Tiền tránh cổ phiếu lớn, VN-Index quay đầu giảm điểm
 
Dù tăng điểm khá tốt khi mở đầu phiên chiều và lên sát ngưỡng 1.070 điểm, nhưng dòng tiền lảng tránh nhóm cổ phiếu lớn khiến VN-Index yếu đà và quay đầu điều chỉnh.
Diễn biến VN-Index phiên ngày 9/5
Diễn biến VN-Index phiên ngày 9/5

Trong phiên sáng, sau khi giằng co trong phần lớn thời gian, VN-Index đã đảo chiều thành công vào cuối phiên với hàng loạt mã cổ phiếu nhỏ tăng trần. Trong khi đó, HNX-Index chỉ dao động trong sắc đỏ với thanh khoản của cả 2 sàn sụt giảm mạnh.

Bước vào phiên giao dịch chiều, theo lực kéo của nhóm VN30 và HNX30, VN-Index nới rộng đà tăng ngay đầu phiên, leo lên ngưỡng 1.070 điểm, còn HNX-Index lên sát mức tham chiếu. Tuy nhiên, ở các ngưỡng điểm này, lực cung gia tăng tại các mã lớn, trong khi lực cầu thận trọng khiến nhiều mã quay đầu giảm trở lại, kéo VN-Index đảo chiều theo. HNX-Index dù thoát được mức điểm thấp nhất ngày, nhưng cũng chứng khiến phiên giảm mạnh hơn 1%.

Cụ thể, VN-Index giảm 3,48 điểm (-0,33%), xuống 1.056,97 điểm với 124 mã tăng và 147 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 161 triệu đơn vị, giá trị 5.174,3 tỷ đồng, giảm 5% về khối lượng và tương đương về giá trị so với phiên hôm qua. Tuy nhiên, phiên hôm nay, giao dịch thỏa thuận đóng góp khá lớn với 35,4 triệu đơn vị, giá trị 1.855,86 tỷ đồng.

HNX-Index giảm 1,47 điểm (-1,17%), xuống 123,86 điểm với 99 mã tăng và 77 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 43,6 triệu đơn vị, giá trị 602 tỷ đồng, giảm 16% về khối lượng và 22,65% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn với 0,25 triệu đơn vị, giá trị 3 tỷ đồng.

Về các nhóm cổ phiếu, trên HOSE, trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất, GAS và VJC có mức tăng tốt 4,37% lên 107.500 đồng và 3,85%, lên 194.200 đồng, HPG đứng ở tham chiếu 57.000 đồng, còn lại đều giảm.

Cụ thể, VIC giảm nhẹ 0,81%, xuống 122.900 đồng, VNM giảm 0,05%, xuống 185.000 đồng, VCB giảm 2,46%, xuống 59.500 đồng, SAB giảm 0,38%, xuống 234.000 đồng, BID giảm 1,41%, xuống 35.000 đồng, CTG giảm 1,32%, xuống 30.000 đồng, MSN giảm 2,06%, xuống 95.000 đồng.

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu lớn này cũng không còn mạnh như trước khi dòng tiền dường như đang né tránh. Trong đó, CTG có thanh khoản tốt nhất với 4,25 triệu đơn vị, VCB với 2,7 triệu đơn vị, HPG 2 triệu đơn vị, BID 1,84 triệu đơn vị và VIC gần 1,7 triệu đơn vị.

Rộng hơn, trong Top 30 mã vốn hoá lớn, chỉ có thêm 6 mã nữa có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị, còn lại có thanh khoản không cao. Trong nhóm nay, đa số cũng đóng cửa với sắc đỏ, chỉ có ROS, MWG, KDH, DHG, VCI tăng giá, trong đó ngoại trừ KDH tăng 4,75%, còn lại chỉ có sắc xanh nhạt.

Trong nhóm cổ phiếu thép, ngoài HPG đứng tham chiếu, đáng chú ý có HSG và POM tăng lên mức trần 15.150 đồng với 4 triệu đơn vị được khớp và lên 17.150 đồng với 0,11 triệu đơn vị được khớp. Ngoài ra, NKG cũng thiếu may mắn khi đóng cửa hụt mất mức giá trần 1 bước giá.

Trong nhóm bluechip khác có DXG, PVD, DPM, FRT cũng có mức tăng tốt. Trong khi đó, VND đóng cửa ở mức sàn 25.400 đồng với 3,39 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán sàn

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu nhỏ hôm nay lại khá hút dòng tiền khi có 3 mã đứng đầu về thanh khoản là ASM (5,45 triệu đơn vị), IDI (4,34 triệu đơn vị) và HHS (4,27 triệu đơn vị). Trong đó, ASM và HHS giảm lần lượt 1,75%, xuống 14.000 đồng và 3,11%, xuống 4.670 đồng, còn IDI tăng nhẹ 0,36%, lên 13.900 đồng.

Ngoài ra, có một số mã tăng trần hôm nay như HAI, QCG, FCN, KSA, SMA, UDC, SRF…

Trên HNX, trong Top 10 mã vốn hóa lớn cũng chỉ có PVS và PVI tăng giá, trong đó PVS tiếp tục tăng mạnh 3,89%, lên 18.700 đồng với 4,37 triệu đơn vị được khớp, còn PVI tăng nhẹ 0,9%, lên 33.800 đồng với 0,74 triệu đơn vị được khớp. Các mã còn lại, có thêm VPI đứng ở tham chiếu, còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong đó, ACB giảm 2,2%, xuống 44.400 đồng với 2,96 triệu đơn vị được khớp; VCS giảm 2,6%, xuống 119.800 đồng; SHB giảm 0,91% xuống 10.900 đồng với 5,3 triệu đơn vị; VGC giảm 0,82%, xuống 2,53 triệu đơn vị; VCG giảm 1,1%, xuống 18.000 đồng; NTP giảm 2,5%, xuống 54.500 đồng; DL1 giảm 0,25%, xuống 39.300 đồng.

Trong khi đó, nhiều mã nhỏ trên sàn này cũng đua nhau tăng trần như DST lên 5.300 đồng với 4,74 triệu đơn vị, đứng sau SHB về thanh khoản và còn dư mua trần hơn 3,3 triệu đơn vị. Ngoài ra, còn có MST, APS, DPS, SPI, ACM, CVN, DCS, PV2…

Trên UPCoM, sàn này cũng chỉ chớm xanh nhạt lúc đầu phiên sáng, còn lại đều dao động trong sắc đỏ. Trong phiên chiều, chỉ số UPCoM-Index giằng co, nhưng đóng cửa thấp hơn phiên sáng.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,23 điểm (-0,4%), xuống 56,6 điểm với 91 mã tăng và 80 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12,5 triệu đơn vị, giá trị 275 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,6 triệu đơn vị, giá trị 99,5 tỷ đồng.

Tương tự 2 sàn niêm yết, trên sàn UPCoM, hàng loạt mã nhỏ như ART, ATB, TOP, NAW, HDO, PFL… đua nhau tăng trần, trong khi các mã lớn như LPB, BSR, OIL, POW, HVN, SDI… lại chìm trong sắc đỏ.

Trong đó, LPB có thanh khoản tốt nhất với 2,32 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,38%, xuống 14.300 đồng; POW giảm 1,39%, xuống 14.200 đồng với 1,1 triệu đơn vị; OIL giảm 6,12%, xuống 18.400 đồng với hơn 1 triệu đơn vị.

Thị trường bất động sản: Lạc quan thận trọng
Báo cáo mới nhất của Hội Môi giới bất động sản cho thấy diễn biến phân khúc chung cư tại Hà Nội và TP.HCM quý I vừa qua có sự khác biệt đáng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư