-
Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu -
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình -
Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế -
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về thực phẩm sạch, song tình trạng thực phẩm bẩn chưa được xử lý triệt để đang gây nhiều hoang mang. Cần làm gì để cải thiện tình trạng này, thưa ông?
Chỉ nhìn vào sự thay đổi của hệ thống bán lẻ thực phẩm, có thể thấy rõ sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Nếu như năm 2014, cả nước có 921 siêu thị, mini mart, cửa hàng thực phẩm tiện lợi, thì đến nay con số này đã lên tới 3.354. Người tiêu dùng đang chuyển dần sử dụng sản phẩm từ các chợ truyền thống sang hệ thống bán lẻ. Theo thống kê của chúng tôi, tỷ lệ người dân đi chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm đã giảm tới 35,5% so với cách đây 5 năm.
Tại sao Việt Nam là nước sản xuất rất nhiều nông sản, thực phẩm, nhưng hàng nông sản nhập khẩu vẫn rất lớn? Đó chính là câu chuyện niềm tin. Để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng, cần có sự minh bạch thông tin trong các quy trình sản xuất, nguồn gốc sản phẩm. Muốn làm được điều này, cần hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và đảm bảo người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc hàng hóa.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã đã rất tích cực trong áp dụng mã QR Code và các ứng dụng công nghệ thông tin khác trong truy xuất nguồn gốc, giúp sản phẩm minh bạch hơn, được người tiêu dùng đón nhận.
Thưa ông, cả nước hiện có khoảng 700 chuỗi giá trị nông sản an toàn, nhưng chỉ 50% chuỗi hoạt động có hiệu quả. Vì sao vậy?
Các chuỗi nông sản hoạt động có hiệu quả thấp là do chi phí giao dịch cao, công nghệ chế biến thấp, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, khó khăn lớn nhất trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp là lựa chọn và tìm kiếm được doanh nghiệp đầu tàu, các doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, sản xuất nhỏ, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về chuỗi cũng còn hạn chế.
Đáng mừng là hiện nay, nhiều người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đã tự nguyện hình thành chuỗi. Họ đã nhận ra rằng, muốn bán được hàng hóa, thì phải tham gia chuỗi giá trị, minh bạch thông tin. Việc phát triển chuỗi giá trị sẽ giúp họ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, từ đó giảm tối đa tình trạng giải cứu nông sản…
Vậy theo ông, trong phát triển chuỗi, doanh nghiệp sẽ giữ vai trò hạt nhân?
Có nhiều tác nhân tham gia chuỗi, doanh nghiệp là tác nhân rất quan trọng. Tuy nhiên, theo tôi, tác nhân quan trọng nhất phải là tổ hợp tác, các HTX kiểu mới. Phải có các HTX, tổ hợp tác này thì doanh nghiệp mới có thể hợp tác với người nông dân, mới có thể hợp tác công - tư (PPP), mới có thể chuyển giao công nghệ, áp dụng công nghệ hiện đại, cập nhật và quản lý thông tin chuỗi…
Tuy vậy, đa phần HTX hiện nay còn yếu về năng lực quản trị. Hy vọng, thời gian tới, với đề án 15.000 HTX có hiệu quả, việc xây dựng các chuỗi giá trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, thông tin về sản phẩm nông nghiệp sẽ ngày càng minh bạch hơn với người tiêu dùng.
Với sự thay đổi của cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp và HTX đã ứng dụng công nghệ kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain… trong quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp. Theo ông, các công nghệ này có giúp việc truy xuất nguồn gốc nông sản Việt Nam thời gian tới dễ dàng hơn?
Công nghệ hiện đại cho phép truy xuất thông tin về chuỗi một cách minh bạch với chi phí rẻ hơn. Tuy vậy, công nghệ vẫn chỉ là phương tiện. Nếu có công nghệ mà quy trình sản xuất không đồng nhất, thông tin không được cập nhật, thì càng làm người tiêu dùng mất niềm tin. Do đó, quan trọng nhất đối với chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc vẫn từ những người nông dân và các HTX, tổ hợp tác. Họ cần được tư vấn, đào tạo đầy đủ khi tham gia các chuỗi. Đáng buồn, đây là khâu yếu nhất của chúng ta hiện nay.
-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank