Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Thương hiệu quốc gia: “Quyền lực mềm” của một đất nước
Vũ Anh - 14/12/2018 10:24
 
Vinamilk, Viettel, Vietnam Airlines, Hòa Phát, Kềm Nghĩa, Pinaco, Nutifood, Vietjet… không chỉ thành công ở thị trường nội địa mà còn ghi đậm dấu ấn trên thị trường thế giới, từ đó quảng bá và giúp thương hiệu “Vietnam” thăng hạng.

Chính phủ không làm thay doanh nghiệp

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, Chương trình Thương hiệu quốc gia là chương trình duy nhất của Chính phủ để xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua các thương hiệu của các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, Chính phủ sẽ không làm thay doanh nghiệp mà đồng hành và hỗ trợ DN trong các hoạt động sản xuất kinh doanh ngay tại thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.

“DN khi tham gia chương trình cũng được hưởng những hỗ trợ cũng như tham gia vào hoạt động mà Chính phủ tổ chức”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia vẫn tăng trưởng và phát triển vững mạnh. Hầu hết doanh nghiệp đều duy trì tốc độ tăng trưởng cao cả về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu, đặc biệt có doanh nghiệp tăng trưởng gần 70% .

Trải qua hơn 60 năm thành lập và phát triển, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline)s dần định hình là một hãng hàng không đạt chuẩn quốc tế, đại diện là thương hiệu quốc gia với hình ảnh chỉn chu và chuẩn mực
Trải qua hơn 60 năm thành lập và phát triển, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines dần định hình là một hãng hàng không đạt chuẩn quốc tế, đại diện là thương hiệu quốc gia với hình ảnh chỉn chu và chuẩn mực

Số liệu báo cáo của chương trình cho thấy, 81/88 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ V năm 2016, có tổng doanh thu năm 2017 đạt trên 718 nghìn tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 70 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 55 nghìn tỷ đồng, tạo công việc cho hơn 300 nghìn lao động.

Mới đây, Brand Finance công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 235 tỷ USD và xếp thứ 43 thế giới.    

Tại khu vực Đông Nam Á, giá trị thương hiệu “Vietnam” hiện xếp thứ 6. Brand Finance cho rằng, Việt Nam đạt kết quả đó là do đóng góp của Chương trình thương hiệu quốc gia - Vietnam Value và nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Những yếu tố tác động tích cực đến giá trị thương hiệu này gồm thuế suất giảm, môi trường kinh doanh thân thiện…

Con số tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây được coi như là cốt lõi quyền lực mềm của một nước, cho phép lan tỏa tên tuổi và hình ảnh tốt đẹp của nước đó.

Trên thế giới có khoảng 80 nước xây dựng Chương trình Thương hiệu Quốc gia. Ở Việt Nam, lần đầu tiên tổ chức là 2008, chỉ có 30 doanh nghiệp được lựa chọn có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia. Năm 2010 có 43 DN; Năm 2012 có 54 DN. Năm 2014 có 63 DN và năm 2016 có 88 DN. Năm nay có 97 DN có sản phẩm đạt thương hiệu này và được công bố vào ngày 20/12

PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh, chuyên gia cố vấn Chương trình Thương hiệu Quốc gia cho rằng, các doanh nghiệp có cơ hội tự “chấm điểm” chính mình khi tham gia chương trình này.

Theo ông Thịnh, nếu như trước đây họ chỉ coi Thương hiệu Quốc gia là giải thưởng, thì giờ họ đã coi đây là cơ hội để DN tự nhìn lại chính mình.

Về việc gắn nhãn cho các sản phẩm của DN đạt Thương hiệu Quốc gia, ông Thịnh cho rằng, Ban tổ chức chương trình đang hướng đến việc để DN sử dụng thương hiệu của chương trình trở thành một nhãn chứng nhận cho sản phẩm của DN.

Kênh đầu tư hiệu quả

Hiện có hai xu hướng xây dựng thương hiệu. Thứ nhất, một số doanh nghiệp Việt phối hợp với doanh nghiệp lớn trên thế giới để xây dựng thương hiệu ở thị trường nước ngoài. Thứ hai, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chính trong thị trường nội địa. Chương trình Thương hiệu quốc gia đang dần trở thành một một kênh đầu tư hiệu quả.

Rất nhiều các thương hiệu nhiều năm lọt vào Thương hiệu quốc gia như  Vinamilk, Viettel, Vietnam Airlines, Hòa Phát, Kềm Nghĩa, Pinaco, Nutifood… đã không chỉ thành công ở thị trường nội địa mà còn ghi đậm dấu ấn trên thị trường thế giới, từ đó quảng bá và giúp thương hiệu “Vietnam” thăng hạng.

Cụm từ “thương hiệu quốc gia” sẽ tạo nên niềm tự hào quốc gia cho thương hiệu. Để trở thành thương hiệu quốc gia, ngoài yếu tố nội lực sẵn có, cần có một chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản từ đầu.

Theo một số chuyên gia thương hiệu, vị giám khảo chính xác nhất thẩm định một thương hiệu như thế nào thì được gọi là thương hiệu quốc gia chính là khách hàng. Trong cuộc chiến khốc liệt về nhận thức, vị khách hàng khó tính này chẳng còn quan tâm đến quá nhiều đến những vương miện mà thương hiệu dành được nữa. Điều họ cần là giá trị thực mà thương hiệu sẽ mang lại là gì.

Vietcombank 5 lần liên tục đạt Thương hiệu Quốc gia
Tại “Lễ công bố các thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia 2016”, do Hội đồng Thương hiệu Quốc gia và Bộ Công Thương...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư