
-
Từ ngày 17/5, Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang T3 Tân Sơn Nhất
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 14/5/2025
-
WinCommerce hoàn thành 80% kế hoạch mở rộng tại khu vực nông thôn
-
Cần cơ chế để hiệp hội tham gia giám sát thực thi Nghị quyết 68
-
Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia -
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của kinh tế tư nhân
Đại diện Công ty may thêu Thuận Phương cho rằng, việc truy cập và sử dụng các nền tảng công nghệ của Cục Hải quan TP.HCM còn khá khó khăn. Cụ thể, Cục thuế TP.HCM lấy ngày ghi nhận doanh thu là ngày qua khu vực giám sát của Cục Hải quan, nhưng tra cứu ngày qua khu vực giám sát hải quan rất khó khi phải tra cứu từng tờ khai một.
Trong khi đó doanh nghiệp có rất nhiều tờ khai, nhưng để truy cập website của Cục Hải quan và lấy được tờ khai là cả một vấn đề lớn như: Lỗi phần mềm hải quan, kẹt mạng, căn cước công dân sai, mã số thuế sai… và vướng mắc thêm nữa là các tờ khai của nhiều ngày trước đó vẫn chưa có ngày qua khu vực giám sát.
![]() |
Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền TP.HCM |
Chia sẻ về vấn đề này, ông Vương Tuấn Nam, Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan, Cục Hải quan TP.HCM thông tin, từ năm 2014 đến nay, thực hiện chủ trương của ngành, Cục Hải quan TP.HCM là đơn vị tiên phong thực hiện hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sau gần 10 năm vận hành hệ thống cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể, đây là hệ thống “đóng”, không tích hợp được với các hệ thống thông tin nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam khiến việc tích hợp, trao đổi, xử lý thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống ngày càng hạn chế.
“Những sự cố liên quan đến chậm hệ thống trong năm 2023 là dấu hiệu của một hệ thống cung ứng thông tin đã không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Đứng trước vấn đề này, trong năm 2024, Tổng Cục hải quan sẽ có lộ trình xây dựng hệ thống dự phòng nhằm giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp. Theo đó, hệ thống này được đặt mục tiêu sẽ hoàn thành vào tháng 12/2024”, ông Nam cho hay.
Ngoài ra, để giải quyết vấn đề về công nghệ thông tin, ngành hải quan đã thực hiện nghiên cứu, xây dựng hệ thống hải quan số theo gói thầu số 1 và gói thầu này đã được trình lên Bộ Tài chính để phê duyệt triển khai thực hiện. Dự kiến đến cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, ngành hải quan sẽ đưa vào chạy thử cho một số bộ phận.
Theo ông Nam, khó khăn lớn nhất hiện nay là không có nguồn đầu tư cho việc xây dựng hệ thống mới nên tất cả chức năng sửa, đảm bảo tiện ích tốt hơn… còn chưa cải thiện. Vì vậy, giải pháp hiện nay là doanh nghiệp cần phối hợp với các công ty phần mềm như FPT, Thái Sơn… để có phương án kỹ thuật hỗ trợ giải quyết các nội dung liên quan đến công nghệ.

-
Cần cơ chế để hiệp hội tham gia giám sát thực thi Nghị quyết 68 -
Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia -
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của kinh tế tư nhân -
Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá -
Bộ Công thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025 -
Bài 3: Tư nhân của kỷ nguyên vươn mình - Chuyển hóa và phát xạ -
Kiên định vượt qua khó khăn, Tập đoàn TH đưa thương hiệu sữa Việt “nở hoa” trên đất Nga
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?