
-
Đề xuất mở rộng 30 km cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh theo phương thức PPP
-
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục: Thị trường rộng mở, nhưng không dễ dàng
-
Bước đà thuận lợi cho nền kinh tế
-
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
-
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
![]() |
Dịch càng kéo dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế càng nghiêm trọng hơn. Ảnh: Đức Thanh |
Kịch bản tăng trưởng liên tục biến thiên vì ẩn số Covid-19
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào ngày 14/4 đã công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới và một trong những thông tin đáng chú ý trong bản báo cáo này, đó là IMF dự báo, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm 3% trong năm nay, còn kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,7%.
Mức tăng trưởng rất thấp, chỉ 2,7% này, thậm chí còn được IMF nhận định là “trạng thái tích cực”, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng âm. Mặc dù vậy, rõ ràng, IMF đã một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và cả Việt Nam.
Trong bản báo cáo gần nhất được IMF gửi tới Chính phủ Việt Nam, con số được đưa ra là 3,6%. Trước đó, con số được dự báo hồi đầu tháng 3 là khoảng 4,8%. Những tác động của dịch Covid-19 tới kinh tế toàn cầu và Việt Nam ngày càng nặng nề, nhất là khi các biện pháp giãn cách xã hội vẫn đang được nhiều nước thực hiện.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của IMF - Gita Gopinath cũng đã chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế lần này phần lớn là “hệ quả của các biện pháp ngăn chặn cần thiết cho Covid-19”.
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VERP) vừa đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Cụ thể, trong kịch bản 1, với giả định bệnh dịch trong nước được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường, trong khi thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay sẽ khoảng 4,2%. Đây là kịch bản lạc quan nhất.
Ở kịch bản thứ hai, với giả định là bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế hoàn toàn vào nửa sau quý III/2020, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng và các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối quý III/2020, thì tăng trưởng kinh tế sẽ là 1,5%.
Kịch bản thứ 3, bi quan nhất, với giả định bệnh dịch trong nước kéo dài và chỉ được khống chế hoàn toàn vào nửa sau quý IV/2020, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng và các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối quý IV/2020, thì kinh tế sẽ tăng trưởng âm 1%.
Rõ ràng, các kịch bản tăng trưởng kinh tế được đưa ra ngày càng kém lạc quan hơn. Điều này liên quan rất lớn đến “ẩn số” Covid-19, không phải chỉ ở riêng Việt Nam, mà còn ở toàn cầu.
Các chuyên gia của VERP còn nhận định, con số tăng trưởng GDP không phản ánh được hết những khó khăn thật của nền kinh tế, do không phản ánh được đầy đủ khu vực phi chính thức vốn bị ảnh hưởng nặng nề hơn hẳn so với những đợt suy thoái trước đây.
Bài toán khó: Tăng trưởng hợp lý
Trong khi các kịch bản tăng trưởng kinh tế được đưa ra có độ biến thiên lớn, thì có một điều gần như chắc chắn, mục tiêu tăng trưởng 6,8% trong năm nay là không thể đạt được. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thừa nhận: “Dịch càng kéo dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế càng nghiêm trọng hơn, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,8% là rất thách thức và khó đạt được”.
Điều này có thể đặt ra một vấn đề lớn, đó là có thể tới đây, dù quyết tâm cao độ trong thực hiện mục tiêu kép là vừa ngăn chặn bệnh dịch, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế, song Chính phủ sẽ phải cân nhắc khả năng điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có mục tiêu tăng trưởng.
Đây là điều chẳng đặng đừng, nhất là khi đằng sau mỗi phần trăm tăng trưởng giảm đi, là việc làm, là thu nhập của mỗi người dân.
“Chính vì lẽ đó, có lẽ, cần phải tính toán xem năm nay duy trì mức tăng trưởng ở mức bao nhiêu là hợp lý, để người dân có việc làm, có thu nhập. Thời khủng hoảng 2008-2009, chúng ta cũng đã đưa ra con số tăng trưởng hợp lý để phấn đấu. Thời điểm hiện nay, có lẽ cũng cần như vậy”, chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh nói.
Hiện Trung Quốc đang khởi động chương trình tái thiết kinh tế và cách làm của Trung Quốc được cho là khác hẳn với nhiều quốc gia khác. Họ chọn “bơm” tiền vào ngân hàng, tập trung giải quyết thanh khoản và việc làm, đặc biệt là tài trợ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, vừa giải quyết việc làm.
“Thúc đẩy đầu tư công cũng là cách để chúng ta duy trì được tăng trưởng và tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động”, chuyên gia Cao Viết Sinh nói.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, để giải quyết vấn đề tăng trưởng, phải đầu tư tương đối ồ ạt vào một thời điểm để kích cầu. Và để làm được như thế, phải thay đổi cách thức ra quyết định đầu tư, đồng thời điều chỉnh các vấn đề liên quan đến trần nợ công, bội chi ngân sách…
Đây là bài toán cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia VERP, trong ngắn hạn, chi tiêu của khu vực công có thể bù đắp được những khó khăn trên nhưng trong dài hạn là không thể. Do vậy, triển vọng kinh tế Việt Nam những năm sau phụ thuộc nhiều vào việc phát triển thành công vắc-xin hoặc thuốc đặc trị trên thế giới.
Cuối tuần trước, khi báo cáo Chính phủ rằng, nếu dịch được khống chế trong quý II, tăng trưởng GDP năm 2020 dự báo đạt khoảng 5,32% và trường hợp dịch kéo dài hết đến quý III, thì tăng trưởng GDP dự báo là 5,05%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhấn mạnh, dù Việt Nam kết thúc dịch sớm, mà các nước khác, nhất là các đối tác chủ yếu còn chưa hết dịch, thì khả năng phục hồi nền kinh tế cũng chưa thể đạt được tốc độ nhanh, do giao thương, nguồn cung và thị trường vẫn còn bị gian đoạn, chưa phục hồi hoàn toàn.
Điều đó có nghĩa, kịch bản này có thể bị “phá vỡ” bất cứ lúc nào một khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thêm.

-
Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư -
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang -
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP -
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển