
-
Quảng Bình thu hồi đất dự án chậm tiến độ 140 tháng
-
Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong 26 hộp thuốc thực phẩm chức năng
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
-
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định -
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
Những ngày qua, câu chuyện về cảnh sát giao thông Đà Nẵng thay vì phạt tiền nhóm sinh viên đi ngược chiều đã yêu cầu họ chép phạt nhiều lần câu “Tôi hứa không đi ngược nhiều nữa” được lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người thích thú, ủng hộ.
Thiếu úy Huỳnh Phước Chiến, Đội Cảnh sát giao thông quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) cho biết, sự việc xảy ra vào ngày 1/4, tại ngã tư đầu cầu Tiên Sơn - đường Hồ Xuân Hương. Theo đó, có 4 người đi trên 2 xe máy đi vào đường cấm nên anh Chiến ra hiệu lệnh dừng xe rồi thông báo lỗi. Những người vi phạm cho biết mình là sinh viên, do chưa quen đường nên không biết đây là đường ngược chiều.

Cô sinh viên đi ngược chiều đang chép phạt nhiều lần câu "Tôi hứa không đi ngược chiều nữa" (ảnh: Tôi yêu Đà Nẵng)
Các sinh viên cũng tỏ ra hối hận vì vi phạm của mình và hứa sẽ không tái phạm, xin được tha để không phải nộp tiền phạt. Thấy các bạn sinh viên có mang theo bút nên anh Chiến đã nảy ra ý tưởng cho người vi phạm chép 30 lần câu “Tôi hứa không đi ngược chiều nữa” thay vì nộp tiền phạt mỗi người 300.000 đồng.
“Tôi muốn họ nhớ lâu để lần sau không tái phạm nữa nên đã phạt bằng cách cho chép nhiều lần như thế”, anh Chiến nói.
Anh Chiến cho biết, nhiều năm làm cảnh sát giao thông, anh cũng thường có những cách phạt linh hoạt khác thay vì nộp tiền.

Thiếu úy Huỳnh Phước Chiến - người có cách xử phạt có một không hai.
Đại tá Lê Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Đà Nẵng) cho hay, cảnh sát giao thông Đà Nẵng luôn xây dựng hình ảnh thân thiện, gần gũi với người dân.
Mỗi chiến sĩ khi làm nhiệm vụ luôn chuẩn mực, xử phạt đúng vi phạm, không được gây khó dễ. Các chiến sĩ cùng tùy từng vi phạm mà đưa ra mức phạt cảnh cáo cho phù hợp.
Khi có người vi phạm giao thông có hai hình thức xử phạt là phạt tiền hoặc cảnh cáo.
"Những trường hợp được người dân chia sẻ vừa qua như chép phạt, mua kẹo giúp người nghèo... là hình thức xử phạt cảnh cáo. Đó đều là những lỗi nhẹ, người vi phạm ý thức được hành vi và cam kết không tái phạm. Lực lượng cảnh sát giao thông Đà Nẵng luôn thực hiện tôn chỉ nên khuyến khích người dân không vi phạm giao thông thay vì chỉ chăm chăm xử phạt” - Đại tá Lê Ngọc nói.
Tuy nhiên, theo Đại tá Lê Ngọc, dù linh động xử phạt nhưng những lỗi như sử dụng rượu bia quá tiêu chuẩn, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đánh võng, lạng lách... sẽ luôn bị xử nghiêm, dù đó là ai, bởi đó là những hành vi đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân.

-
dinhchien 14:54 | 13-10-2017Việc làm rất hay, đầy ý nghĩa, rất thân thiện, rất nhân văn, mong sao công an nhiều địa phương học tập đồng thời phát huy những việc làm tốt.0 thích
-
Loạt cựu lãnh đạo 3 tỉnh và những bị can nào liên quan Tập đoàn Phúc Sơn? -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù -
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn -
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định -
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech -
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện -
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025