
-
OpenAI chi 6,5 tỷ USD thâu tóm startup của “phù thủy thiết kế” Jony Ive
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
![]() |
Giới chuyên gia lo ngại mất cân bằng cung-cầu dầu mỏ khó cứu vãn sau khi Saudi Arabia và Nga khơi mào cuộc chiến giá dầu trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu bị "đóng băng" bởi dịch Covid-19. Ảnh: AFP |
Dầu thô Brent tăng giá 1,8% (tương đương 55 US cent) lên 30,60 USD/thùng vào lúc 04:10 giờ GMT. Trước đó, giá dầu thô Brent chạm mức 31,25 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ bật tăng 3,7% (tương đương 1,06 USD) lên 29,76 USD/thùng.
Hãng tin Reuters dẫn bình luận của ông Stephen Innes, chuyên gia chiến lược thị trường tại công ty ngoại hối trực tuyến AxiCorp (Australia) cho rằng: "Thị trường đang được vực dậy bởi những thợ săn hàng giá rẻ và các giao dịch mua lấp trống".
Trong khi đó, Mỹ đã đánh tiếng sẽ tận dụng cơ hội mua dầu giá thấp để lấp đầy Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) còn các quốc gia và nhiều tập đoàn khác cũng đang lên kế hoạch tương tự để đổ đầy kho tích trữ.
“Tuy nhiên, khi các kho tích trữ dầu mỏ nhanh chóng được đổ đầy mà nhu cầu tiêu thụ vẫn đứng im thì giá dầu chắc chắn tiếp tục đi xuống. Khi đó, thị trường toàn cầu sẽ kỳ vọng cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga sẽ được hóa giải trước khi giá dầu về mức không lợi nhuận”, ông Innes nói.
Saudi Arabia và Nga lại châm ngòi cuộc chiến giá dầu sau khi Nga không chấp thuận cắt giảm sản lượng để hỗ trợ thị trường trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ thế giới sụt giảm nặng nề do dịch Covid-19 lan rộng.
Trong nỗ lực "tham chiến", tập đoàn năng lượng quốc gia Aramco của Saudi Arabia cho biết sẽ tiếp tục tăng sản lượng dầu trong tháng 4 và tháng 5, đồng thời “rất sẵn lòng” với giá dầu ở mức 30 USD/thùng.
Bà Margaret Yang, chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán phái sinh CMC Markets nhận định, mất cân bằng sâu sắc giữa cung và cầu dầu mỏ khó có thể cứu vãn khi Saudi và Nga “tham chiến” và tăng sản lượng trong thời điểm nhu cầu năng lượng toàn cầu bị chặn đứng bởi các biện pháp kiểm soát biên giới và hạn chế chuyển do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Những biện pháp mạnh tay mà Mỹ và Canada hay các nước châu Âu, châu Á áp dụng để chặn dịch Covid-19, đã làm “tê liệt” nhu cầu dầu thô và các sản phẩm xăng dầu khác như nhiên liệu máy bay.
Lợi nhuận ngành lọc dầu của Mỹ - quốc gia tiêu thụ nhiều nhiên liệu động cơ nhất thế giới - hôm 16/3 lao dốc khoảng 95%, thậm chí đứng trước nguy cơ rơi vào vùng tăng trưởng âm do người dân hạn chế xuống đường. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 16/3 cho rằng sự gián đoạn kinh tế mà dịch Covid-19 gây ra và các biện pháp chống dịch có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.
Tại châu Á, tỷ suất lợi nhuận của ngành sản xuất nhiên liệu cho hoạt động giao thông vận tải đã xuống thấp kỷ lục trong nhiều năm qua sau khi nhiều quốc gia áp dụng biện pháp hạn chế đi lại để ngăn chặn dịch Covid-19 lan rộng.

-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit -
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai