-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Bài viết gây xôn xao trên mạng của hot girl Biên Hoà |
Câu chuyện mỗi năm có hàng chục nghìn thạc sỹ, cử nhân ra trường thất nghiệp không còn là đề tài mới mẻ. Vậy nên, câu hỏi “Vào đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?” luôn là đề tài được quan tâm trong dư luận.
Trước thực tế đó, Nguyễn Ngọc Trà Mi – một cô gái được mệnh danh là hot girl của vùng đất Biên Hòa đã viết nên những dòng chia sẻ gây "bão" mạng.
Chỉ sau ít ngày đăng tải, bài viết này đã thu hút hàng nghìn lượt like cùng với hàng loạt chia sẻ và những quan điểm trái chiều.
Với tiêu đề gây sốc, Trà Mi khiến nhiều người nhìn nhận thẳng vào thực tế hiện nay. “Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bao nhiêu sinh viên giỏi ra trường rồi thất nghiệp? Sao Việt Nam vẫn nghèo khi mỗi năm đều chào đón hàng ngàn kỹ sư, cử nhân, kế toán hạng A? Vậy, hà cớ gì phải học chăm, phải lao đầu vào Đại học?
Thật kỳ quặc, từ trước đến nay, người ta luôn dựa trên bằng cấp hay danh hiệu để đánh giá năng lực của một đứa trẻ là giỏi giang hay kém cỏi. Học trường nào, điểm số bao nhiêu, điều đó rốt cuộc có quan trọng không, khi chúng ta lấy toán – văn và những cuốn sách giáo khoa cứng nhắc làm chuẩn mực khen – chê một con người”.
Không chỉ lên tiếng về việc học chỉ để có một tấm bằng, Trà Mi không ngần ngại cho rằng với nhiều bạn trẻ bằng đại học không nhiều giá trị và đưa ra những ví dụ thực tế từ chính bản thân mình.
Hot girl Đồng Nai: Trà Mi |
Nguyễn Ngọc Trà Mi là cái tên khá hot tại Biên Hòa bởi cô gái trẻ đã gặt hái được những thành công đáng nể ở tuổi 20. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng cô hot girl nóng bỏng, xinh đẹp ấy đã nghỉ học từ năm… 14 tuổi. Bởi thế, Trà Mi đã mở đầu bài viết bằng lời thú nhận khá chân thành.
“Khi quyết định nghỉ học, đó thực sự là khoảng thời gian khó khăn đối với Mi. Lúc đó, từ bạn bè, hàng xóm cho tới gia đình đều mắng nhiếc, coi thường, thậm chí là kỳ thị sự ngông cuồng này. Bằng sự quyết tâm không ngừng nghỉ, mình đã đứng lên và chứng tỏ cho mọi người thấy lựa chọn của mình không sai lầm, chỉ là mình đi theo một con đường khác bạn bè mà thôi”, Trà Mi bày tỏ.
Với tất cả sự nỗ lực, làm việc không ngừng nghỉ, Trà Mi đã trở thành nữ giám đốc ở tuổi 20, với thu nhập lên tới hàng trăm triệu mỗi tháng. Chia sẻ về việc có rất nhiều quan điểm trái chiều với bài viết của mình, cô nàng hot girl nói: “Bài viết được nhiều bạn trẻ quan tâm và tranh luận, Mi cũng bất ngờ lắm. Vì đó chỉ là góc nhìn của Mi, chia sẻ của Mi sau 7 năm ngừng học và cố gắng với con đường kinh doanh. Mi chỉ ngừng việc học ở trường, nhưng chưa bao giờ cho phép bản thân thôi học hỏi, tiếp thu kiến thức ở xã hội, phép tắc đối nhân xử thế, tích lũy kinh nghiệm kinh doanh...".
Trên mạng, có những ý kiến đồng tình, cũng có ý kiến nói rằng cô gái trẻ phát ngôn ngông cuồng để gây sốc dư luận. Mi giải đáp: "Nhiều bạn hiểu sai ý của Mi khiến mình cũng hơi buồn chút, Mi không cổ súy các bạn hãy nghỉ học, đừng khoanh tay ngồi trong lớp thụ động.
Thông điệp lớn nhất Mi muốn gửi gắm, đó là các bạn hãy tự định hướng cho con đường tương lai của mình. Hãy học ngành mình thích chứ đừng vì bố mẹ mình thích, hãy tìm kiếm ước mơ và thực hiện nó, để bạn có thể toàn tâm toàn ý làm việc từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều. Thậm chí là nhiều hơn thế!”.
Toàn văn bài chia sẻ của Trà Mi:
Bằng đại học có quan trọng bằng một…cuộn giấy vệ sinh?
Tôi chẳng là vĩ nhân nào cả, chỉ đứng nhìn đời và ngẫm từ suy nghĩ của một kẻ không bằng cấp 2, chưa giàu bằng ai nhưng biết bằng lòng với sự nỗ lực kiên trì của mình.
Khi bạn còn trẻ, bạn đã làm gì cho ước mơ của mình? Bạn cất chúng trong balo để đến trường như bao người bình thường khác, và bạn đi trên con đường bố mẹ đã vẽ sẵn cho mình, chọn một ngành học bạn chưa từng quan tâm hay hứng thú? Chỉ vì mẹ nói nó sẽ hái ra tiền, còn bố thì chắc dạ xin cho bạn một việc tử tế khi ra trường. Còn tôi, tôi quyết tâm nghỉ học, vì tôi muốn làm giàu, tôi thích kinh doanh, và tôi muốn được tận tâm với lựa chọn của mình. Tôi không cần bằng Đại học!
Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bao nhiêu sinh viên giỏi ra trường rồi thất nghiệp, tại sao Việt Nam vẫn nghèo khi mỗi năm đều chào đón hàng ngàn kỹ sư, cử nhân, kế toán hạng giỏi? Hà cớ gì phải học giỏi, phải học chăm, phải vào Đại học?
Năm tôi 14 tuổi quyết định nghỉ học phổ thông, xông pha học nghề để theo đuổi ước mơ. Khi đó, tôi dám cá rằng các bạn đang ngồi khoanh tay trong lớp học.
Năm tôi 16 tuổi, tập tành bươn chải với cuộc sống. Tiền kiếm được không nhiều, chỉ đủ nhập về vài hộp mỹ phẩm mà bán. Nhưng tôi biết cách làm ra tiền. Các bạn vẫn tiếp tục khoanh tay trong lớp.
18 tuổi, tôi góp nhặt được 300 triệu đồng. Tôi dùng hết số tiền đó mở spa tại nhà. Tôi không sợ thất bại, càng không vì lo lắng thua lỗ mà bảo toàn số tiền mình có. Và các bạn vẫn khoanh tay ngồi học.
Năm nay tôi 20 tuổi, tự tay làm ra 500 triệu mỗi tháng, và các bạn vẫn tiếp tục ngồi trên ghế nhà trường…
Không đến trường, tôi lặn lội tìm kiếm kiến thức ở xã hội, lúc tôi có thể làm ra hàng trăm
triệu mỗi tháng thì tôi biết bạn vẫn đang dành hết tâm sức của mình để chạm tới một tấm bằng cử nhân.
Tôi hỏi thăm những người bạn cũ, có người đang làm công nhân nhà máy điện, người đi phụ quán ăn, có người lại bắt đầu đóng tiền để học nghề mình thích. Những người còn lại, họ vẫn trên đường đi tìm một công việc phù hợp. Tôi không huênh hoang, không khoe khoang, càng không vì chiếc ghế giám đốc ở tuổi 20 mà chê bai họ. Nhưng tôi tiếc nuối! Tôi tiếc cho những anh tài ngày ấy giờ rất muốn vào công ty tôi để cùng phấn đấu, phát triển và thành công.
Ba mẹ tôi đó, từng phải chịu lời ra tiếng vào của biết bao người xung quanh, họ nói tôi là đứa con hư hỏng, là đồ bỏ đi, là đứa ba mẹ không thể dạy dỗ. Họ đã đau lòng tới nước quỳ lạy tôi hãy đi học tiếp. Thì ra, có những đứa con, luôn phải vào Đại học để cha mẹ được nở mày, nở mặt. Còn tôi, tôi học cách bù đắp bằng những sự cố gắng khác.
Thật kỳ quặc, từ trước đến nay, người ta luôn dựa trên bằng cấp hay danh hiệu để đánh giá năng lực của một đứa trẻ là giỏi giang hay kém cỏi. Học trường nào, điểm số bao nhiêu, điều đó rốt cuộc có quan trọng không, khi chúng ta lấy toán – văn và những cuốn sách giáo khoa cứng nhắc làm chuẩn mực khen – chê một con người. Sinh con ra, ai cũng nói chỉ ước con cái được khỏe mạnh, chạy nhảy, nô đùa và lành lặn, thế mà 18 năm trời, thụ động ngồi trên một cái ghế, bên một cái bàn và hai mắt chăm chăm hướng lên bảng. Những con số, những bài văn khuôn mẫu, đạo hàm, tích phân và những nguyên lý đẩy – hút – rơi – rụng, vô hình chung trở thành tiêu chí để phân loại trình độ của những mầm non dân tộc. Vậy một đứa trẻ giỏi cầu lông, đam mê bơi lội, có thể tự chế ra đèn học từ những vật dụng bỏ đi trong nhà… đều phải lãng quên ước mơ và khả năng của mình, coi những thú thích đó là vô bổ hay sao?
Bao nhiêu năm qua, trái đất thay đổi không ngừng, mọi thứ đều mất giá, duy chỉ có tấm bằng Đại học là hết người người kia làm giá, nâng giá lên tận mây xanh. Chỉ với một cái smatphone, 3 vạch Wifi, người ta có thể trò chuyện với cả thế giới, máy tính, đồng hồ, thông dịch… đều sẵn sàng và nhanh chóng, vậy, những đứa trẻ còn học miệt mài những bài toán dạng này dạng kia để làm gì?
Chúng ta cung cấp cho bọn trẻ các tri thức khô khan cơ bản của cuộc đời, rồi lại không dạy chúng cách sinh tồn ý nghĩa trong cuộc đời, cách cho đi và nhận lại, cách chống lại những kẻ xấu xa xâm hại mình, cách vượt qua cám dỗ tiền bạc, tình yêu và cả cách trân trọng những gì mình đang có. Bằng đại học, bằng lái xe, bằng ngoại ngữ, có thật sự làm người ta hạnh phúc? Hay chỉ khi ta biết bằng lòng mới bình an vô sự? Ăn cơm, ăn ảnh, ăn vạ, rồi có cần thiết bằng việc biết ăn năn khi phạm lỗi? Nền móng của mọi sự thành công trong đời người chính là ước mơ. Xin hãy để người trẻ được tự do ước mơ và theo đuổi điều đó.
Tấm bằng Đại học đẹp đấy, oai đấy, nhưng một ngày không có nó không ai đi tìm nó cả.... Còn một cuốn giấy vệ sinh thì không thể thiếu. Bạn tin không? Ở Venezuela, chỉ vì một cuộc giấy vệ sinh, người ta có thể tranh cướp và đánh nhau chảy máu. Đã hơn 1 năm kể từ khi giá dầu giảm sâu và nền kinh tế Venezuela chưa hồi phục, nhu yếu phẩm ngày càng khan hiếm và người dân thì không còn kiên nhẫn cũng như niềm tin vào nền kinh tế.
Những tấm bằng Đại học ở Việt Nam, đã bao giờ giúp được các bạn kiếm được doanh thu ổn định như các bạn đã nghĩ hay đã ước mơ chưa? 100 người liệu được 1 không nhỉ? Được bằng giỏi rồi, lại đi làm thuê cho những người có của ăn của để từ ba mẹ, những người bỏ học từ sớm để kinh doanh như tôi?
Tôi đó, một đứa con gái ngông cuồng và ngỗ nghịch, quyết tâm nghỉ học năm 14 tuổi. Có một câu hỏi đôi khi khiến tôi thấy mơ hồ: “Tôi điên hay người khác điên? Hay con người ta chỉ có thể thành công khi biết làm điều gì đó thật điên?”
Tôi từng nghe người ta nói, "Trên đường đời, bạn sẽ phải luôn hứng chịu những viên đá do mọi người ném tới, nhưng quan trọng là cách bạn đối phó với chúng như thế nào: dựng lên một bức tường hay là xây một cây cầu."
Cuộc sống của mình, do mình làm chủ và không ai có thể thay đổi hay bắt ép bạn. Thành công hay thất bại, đều ở bạn, tuyệt đối không phải do số phận hay duyên mệnh.
Nếu ai đó hỏi tôi: Tấm bằng Đại học có thật sự quan trọng không? Tôi sẽ nói “Không”! Tôi đã tự đi một con đường dài, bằng đôi chân của một cô gái không bằng cấp 2, chưa giàu bằng ai, chỉ nỗ lực bằng ước mơ và niềm tin vào chính mình. Đời này, không thể trông chờ vào ai, chỉ có dựa vào bản thân mà vươn lên, mà chiến thắng và thành công! Tôi không học khái niệm bỏ cuộc, càng không bao giờ từ bỏ những việc tôi thích chỉ để làm hài lòng người khác…
Hãy cứ làm theo những gì mình muốn. Đừng theo khuôn khổ mà mất đi hoài bão, tuổi trẻ ngắn như vậy, đừng để hối tiếc, cũng đừng để tới lúc quá trễ để quay đầu.
Nếu có cơ hội để quay lại, tôi vẫn không chọn Đại học là điểm đến, tôi sẽ đi học ngoại ngữ, kỹ năng quản lí, chi tiêu tài chính, phép tắc ứng xử… Có trăm ngàn thứ đáng để tôi học hơn là những triết lý sáo rỗng.
“Muốn có được vị trí không ai có được, hãy dám làm những thứ không ai làm được!”.
Tôi hỏi thật đấy, bạn có thấy tấm bằng Đại học cần thiết không?
Bao nhiêu bố mẹ sẵn sàng ủng hộ con theo đuổi ước mơ của mình từ đầu chí cuối?
Bao nhiêu người thử tính toán xem, 1 năm học chữ với 1 năm làm nghề, điều gì giúp bạn trưởng thành hơn?
Bao nhiêu người thử nhìn lại xung quanh mình xem, bằng tuổi bạn, tôi và rất nhiều người khác, đã tự chủ kinh tế, phụng dưỡng cha mẹ. Còn bạn thì sao?
Ảnh: NVCC
-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025