Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Từ 01/01/2020: Đã uống rượu bia là không lái, quán nhậu phải hỗ trợ gọi taxi cho khách hàng
Minh Nhật (Dantri) - 01/01/2020 07:41
 
Không lái xe sau khi uống rượu bia; cấm quảng cáo rượu, bia nhẹ trong khung giờ vàng; quán nhậu có trách nhiệm hỗ trợ phương tiện đi lại cho khách hàng sau cuộc vui… là những điểm mới đáng chú ý của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 sẽ có hiệu lực vào 01/01/2020

Lạm dụng rượu, bia không chỉ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe mà còn để lại nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội. Trước thực trạng này, Luật Phòng chống tác hại rượu, bia 2019 đã được nghiên cứu và ra đời, với những quy định siết chặt hơn về quản lý, mua bán và sử dụng rượu, bia.

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Số: 44/2019/QH14) được Quốc hội thông qua vào ngày 14/6/2019 và sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có tổng cộng 7 chương 36 điều quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Đáng chú, trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, có 6 điểm mới đáng chú ý sẽ có tác động trực tiếp đến đại bộ phận người dân, cụ thể:

1.Chỉ người đi bộ mới được uống rượu, bia

Từ 01/01/2020: Đã uống là không lái; quán nhậu phải hỗ trợ gọi taxi cho khách hàng - 1

Trong số 13 hành vi bị nghiêm cấm, được quy định tại Điều 5 của Luật, đáng chú ý có Khoản 6: “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Quy định này đồng nghĩa với việc chỉ người đi bộ mới được uống rượu, bia, mọi hành vi đi xe ra đường sau khi uống rượu, bia đều bị cấm triệt để, áp dụng với cả các phương tiện giao thông cơ giới (ôtô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, môtô…) lẫn phương tiện giao thông thô sơ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo…). Quy định mạnh tay này được kỳ vọng là sẽ hạn chế tối đa những vụ tai nạn giao thông thương tâm do “ma men”, đảm bảo an toàn cho chính những người uống rượu, bia và cả những người tham gia giao thông khác.

2.Cấm quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ vàng

Từ 01/01/2020: Đã uống là không lái; quán nhậu phải hỗ trợ gọi taxi cho khách hàng - 2

Ngoài việc nghiêm cấm hoàn toàn hành vi quảng cáo đối với rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, các loại bia, rượu nhẹ (dưới 5,5 độ) cũng bị hạn chế quảng cáo, với những quy định nghiêm ngặt tại Khoản 3 Điều 12 của Luật. Theo đó, không thực hiện quảng cáo quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

3.Cơ sở kinh doanh phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi.

Từ 01/01/2020: Đã uống là không lái; quán nhậu phải hỗ trợ gọi taxi cho khách hàng - 3

Điều 32, Khoản 5 của Luật quy định rõ: Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh. Như vậy, các cơ sở có kinh doanh sản phẩm rượu, bia phải có trách nhiệm chung tay với pháp luật trong việc ngăn ngừa hành vi sử dụng rượu, bia ở nhóm đối tượng bị nghiêm cấm uống rượu, bia, theo như quy định tại Điều 5, Khoản 2 của bộ luật này là những người chưa đủ 18 tuổi.

3.Quán nhậu hỗ trợ gọi taxi cho khách sau khi uống rượu, bia

Từ 01/01/2020: Đã uống là không lái; quán nhậu phải hỗ trợ gọi taxi cho khách hàng - 4

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có nhiều quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh rượu, bia. Bên cạnh việc phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi như đã đề cập ở trên, Điều 32, Khoản 6 cũng quy định: “Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia”. Đây được xem là một quy định phù hợp và thiết thực sau khi Luật đã cấm hoàn toàn mọi hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi nồng độ cồn.

4.Không được mở mới các điểm bán rượu, bia gần bệnh viện, trường học

Từ 01/01/2020: Đã uống là không lái; quán nhậu phải hỗ trợ gọi taxi cho khách hàng - 5

“không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông” là một điểm mới đáng chú ý, nhằm siết chặt việc quản lý về địa điểm được phép mở các quán nhậu của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019. Nội dung này được quy định tại Khoản 7, Điều 32 của Luật.

5.Gia đình có trách nhiệm giám sát, nhắc nhở hành vi uống rượu, bia của các thành viên

Theo quy quy định tại Điều 34 của Luật, các gia đình phải có trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với các thành viên trong gia đình, bao gồm:

- Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia.

-Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.

-Tham gia với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Lan tỏa thông điệp “Không lái xe khi đã uống rượu bia”
Sáng 15/6, tại TP.Đông Hà (Quảng Trị) đã diễn ra sự kiện đi bộ với thông điệp “Không lái xe khi đã uống rượu bia” với sự tham gia của hơn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư