
-
Chỉ dẫn kích hoạt siêu dự án của Vietnam Airlines
-
Viettel Global tăng trưởng ấn tượng 25% năm 2024
-
Làn sóng tinh gọn ở khối doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc đầu tư vào Việt Nam
-
Chủ tịch Quảng Bình động viên doanh nghiệp hướng về phía trước -
Doanh nghiệp Quảng Bình phản ánh tình trạng khó khăn do khan hiếm vật liệu xây dựng
Hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn có vị trí thế nào trong bản đồ năng lượng Việt Nam, thưa ông?
Năm 2000, NCSP được hình thành bởi hợp đồng hợp tác kinh doanh doanh giữa 3 đối tác là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Công ty Đường ống BP (sau đó chuyển cho Công ty đường ống TNK của Nga và nay là Công ty Đường ống Rosneft cũng của Nga) và Công ty Dầu khí Statoil của Nauy (sau chuyển cho Công ty ConocoPhillips Vietnam AS, nay là Công ty Perenco Vietnam AS).
![]() | ||
Ông Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn |
Sau hơn 10 năm vận hành thương mại, NCSP vận chuyển an toàn hơn 50 tỷ m3 khí tự nhiên từ bể Nam Côn Sơn vào bờ để cung cấp cho các nhà máy điện tại KCN Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Nhơn Trạch (Đồng Nai), đáp ứng khoảng 30% tổng sản lượng điện năng tiêu thụ của Việt Nam.
NCSP đã khẳng định vai trò lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế và quá trình hiện đại hóa đất nước.
Vai trò quan trọng đồng nghĩa với thách thức lớn đối với hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn?
Thách thức lớn nhất đặt ra với NCSP là cung cấp nguồn khí ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, duy trì hoạt động an toàn, đạt độ tin cậy cao trong bối cảnh cùng lúc phối hợp vận hành với 4 chủ khai thác khí và đáp ứng đầy đủ nhu cầu khí của các nhà máy nhiệt điện.
Hệ thống đường ống dẫn khí này vận hành theo các chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc duy trì đánh giá năng lực của nhân viên, duy trì hiệu quả vận hành luôn an toàn và đạt độ tin cậy cao là nhiệm vụ rất quan trọng.
Bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra sau 10 năm vận hành dự án trọng điểm này là gì, thưa ông?
NCSP là một trong những công ty áp dụng thành công chính sách đào tạo nhân viên Việt Nam đủ năng lực và kỹ năng đảm trách và thay thế các vị trí trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.
Cụ thể, khi bắt đầu triển khai dự án, chuyên gia nước ngoài chiếm 30% tổng số nhân lực, nhưng đến nay, 100% việc điều do nhân viên Việt Nam đảm trách. Đội ngũ này trưởng thành và có thể đảm đương các vị trí chủ chốt.
Ngoài đầu tư thiết bị hiện đại, NCSP còn phát triển được hệ thống quản lý, điều hành riêng của mình bám sát tình hình thực tiễn. Điểm sáng lớn nhất là vận hành 10 năm an toàn, không gây tai nạn, không làm tổn hại tới sức khỏe con người và môi trường. NCSP đang hướng tới trở thành công ty vận chuyển khí Việt Nam có đẳng cấp quốc tế.
Ngọc Tuấn
-
Chủ tịch Quảng Bình động viên doanh nghiệp hướng về phía trước -
Doanh nghiệp Quảng Bình phản ánh tình trạng khó khăn do khan hiếm vật liệu xây dựng -
Phát huy vai trò kinh tế tư nhân để phát triển du lịch TP. Hà Nội -
Start-up AI Việt cần lối đi riêng -
Ứng dụng công nghệ vi sinh vào phát triển kinh tế -
Kinh tế tư nhân: Lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới -
Phát triển kinh tế tư nhân: Cải cách hành chính thực chất, dứt khoát bỏ cơ chế xin - cho
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu