Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
10 triệu USD chuyển dầm đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Anh Minh - 04/09/2014 13:23
 
Việc vận chuyển hơn 800 phiến dầm đúc sẵn tới công trường xây dựng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cần tới hơn 210 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Thăng: Nhà thầu Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường
Nhà thầu Trung Quốc và những dự án "có vết" ở Việt Nam
Vì sao chi phí đường sắt Cát Linh - Hà Đông vọt lên 891 triệu USD?

Bộ Giao thông vận tải vừa chính thức phê duyệt chi phí vận chuyển dầm đúc sẵn, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

   
  Cần tới 10 triệu USD để vận chuyển dầm đúc sẵn cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông  

Cụ thể, tổng dự toán chi phí vận chuyển các khối dầm từ bãi đúc tại cuối đường Lê Văn Lương về các vị trí thi công tại các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông là 231 tỷ đồng, tương đương 10,99 triệu USD. Chi phí này đã bao gồm cả thuế VAT.

Được biết, khối lượng dầm đúc sẵn toàn tuyến tại Dự án là 806 phiến, trung bình mỗi phiến dầm nặng khoảng 267 tấn. Sau khi được vận chuyển đến công trường, các dầm sẽ được lắp đặt lên đỉnh trụ bởi các cẩu tự hành chuyên dụng pooctic được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo tính toán, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông cần đúc 806 dầm, tính đến thời điểm này đã đúc được 300 phiến dầm, lao lắp được 188 phiến dầm (khoảng 3km đường). Trước đó, tính từ đầu dự án đến giữa tháng Bảy vừa qua mới đúc được 206 phiến dầm, trung bình khoảng 1,5 dầm/ngày.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, Ban đã yêu cầu đơn vị đúc dầm phải làm bằng được ba dầm/ngày, trong điều kiện ván khuôn vẫn thế. Chỉ trong vòng một tháng qua, các đơn vị đã đúc được 90 phiến dầm.

Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có mục tiêu xây dựng 13 km đường sắt trên cao, khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Toàn tuyến đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (Q. Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (Q. Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, Q. Hà Đông. Sau 5 năm thi công, tổng mức đầu tư Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được điều chỉnh từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD. Trong đó, các khoản phát sinh lớn nhất tại Dự án là chi phí xây dựng (tăng 221 triệu USD); chi phí thiết bị (tăng 20 triệu USD); chi phí giải phóng mặt bằng (25 triệu USD)… Dự kiến, Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng vào năm 2015.  

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lấy ở đâu 339 triệu USD?

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lấy ở đâu 339 triệu USD?

() Chủ đầu tư Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông đang gặp khó khăn trong việc tìm vốn bổ sung sau khi để tổng mức đầu tư đội thêm 339 triệu USD.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư