
-
An Giang có thêm 14 sản phẩm OCOP
-
“Đòn bẩy” xuất khẩu năm 2023
-
Vàng SJC giảm không phanh chiều 30/1: Khách hàng tranh thủ mua vàng cầu may
-
DOJI tổ chức Lễ hội Vàng - Gold Festival 2023 dịp Thần Tài
-
Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc tăng mạnh những ngày đầu năm mới -
Giá cả hàng hóa tháng 1/2023 và Tết Nguyên đán không biến động bất thường
![]() |
Chính phủ đồng ý cho các thương nhân nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam thu mua vải thiều Bắc Giang. |
Để thực hiện tốt các phương án tiêu thụ vải thiều niên vụ 2021, UBND tỉnh Bắc Giang có văn bản báo cáo Thủ tướng cùng các bộ ngành liên quan thống nhất tham mưu đồng ý giải quyết cho thương nhân Trung Quốc nhập cảnh thu mua vải thiều.
Trước đề xuất này, Văn phòng Chính phủ đã đề nghị tổ công tác gồm 5 Bộ: Ngoại giao, Y tế, Công an, Quốc phòng và Giao thông cấp visa nhập cảnh cũng như cấp phép chuyến bay... tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam thu mua vải thiều ở Bắc Giang.
Ngay sau đó, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Giang về việc đồng ý cho 190 thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị.
Các thương nhân này đều phải cách ly theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là những thương nhân góp phần quan trọng vào việc xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc được thuận lợi và ổn định.
Tại hội nghị thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng 14/5, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết năm nay vải thiều được mùa, có sản lượng tốt nhất từ trước đến nay, với 28.100ha, sản lượng ước 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn…, trong đó sản lượng chính vụ khoảng 130.000 tấn. Thời gian thu hoạch sớm, từ 20/5 và chính vụ từ 10/6 đến 20/7.
Bắc Giang cũng xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều với từng tình huống dịch Covid-19.
Kịch bản 1, dịch bệnh được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi. Sản lượng vải thiều sẽ được tiêu thụ trong nước khoảng 50% (90.000 tấn), 50% xuất khẩu.
Kịch bản 2, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, khi đó 70% (130.000 tấn) tiêu thụ trong nước, 30% (50.000 tấn).
Kịch bản 3, dịch bệnh ảnh hưởng toàn diện, xuất khẩu đóng băng, vải thiều sẽ chủ yếu được tiêu thụ nội địa. Sở Công Thương Bắc Giang lên kế hoạch đưa đến các chợ đầu mối 80.000 tấn, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị 30.000 tấn. Lượng còn lại chia cho các chợ truyền thống, tiểu thương, sàn thương mại điện tử và chế biến sấy.
Trong kế hoạch sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh năm 2021, do Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương ký ban hành, tỉnh này yêu cầu các địa phương lập các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại các vùng trồng vải thiều.
Theo đó, người ra vào các khu vực trồng vải thiều phải được kiểm tra y tế, các phương tiện phải được phun khử khuẩn. UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu toàn bộ lái xe, công nhân, nhân công tham gia vận chuyển, đóng gói, tiêu thụ vải thiều phải được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
-
Top 5 xu hướng nổi bật của ngành F&B Việt Nam trong năm 2023 -
Nhu cầu tiêu thụ vàng tại Việt Nam tăng 58% trong quý IV năm 2022 -
Người dân tấp nập đi mua vàng dịp Thần Tài 2023 tại hệ thống DOJI -
“Đòn bẩy” xuất khẩu năm 2023 -
TP.HCM: Nhộn nhịp mua vàng cầu may mắn ngày vía Thần Tài -
Ngày rước Thần Tài, giá vàng SJC lại ngược chiều thế giới -
Thanh long, mỳ tôm, ớt Việt Nam vẫn bị kiểm tra khi vào EU
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)
-
Hỗ trợ thể chất toàn diện cho nhân viên tại Tapestry
-
Techcombank thông báo về việc Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 56