CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS)
Sau quyết định ngừng bán vốn FE Credit (công ty dẫn đầu thị trường vay tài chính tiêu dùng, chiếm gần 55% thị phần), FE Credit đã được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB) nâng vốn lên 4.474 tỷ đồng (từ mức 2.780 tỷ đồng).
Đằng sau quyết định ngừng đàm phán bán cổ phần công ty FE Credit cho đối tác nước ngoài, ban lãnh đạo của VPB có lý giải, việc bán cổ phần tại FE Credit có thể giúp VPB ghi nhận lãi đột biến trong năm nhưng mất đi tiềm năng dài hạn của VPBank khi FE Credit đang đóng góp tới 40-50% lợi nhuận trước thuế của VPB.
Do đó, VPB đã quyết định phát hành riêng lẻ hơn 164 triệu cổ phần (tương đương 11% vốn) để một phần giải tỏa áp lực vốn từ thông tư 06/2016/TT-NHNN vầ cũng có nguồn tiền mở rộng tín dụng ngân hàng.
Chúng tôi đánh giá việc giữ được “gà đẻ trứng vàng” FE Credit sẽ giúp VPBank tăng trưởng nhanh những năm tới.
Cụ thể, thị trường bán lẻ sôi động: Nhờ cơ cấu dân số trẻ năng động và thu nhập người dân cải thiện, Việt Nam đang là điểm bán lẻ hấp dẫn khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng liên tục tăng cao.
Ở phía doanh nghiệp, một doanh doanh nghiệp nội đang lên kế hoạch mở rộng tham vọng trong những năm tới như CTCP Thế giới di động và CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Bên cạnh sự tham gia của một số doanh nghiệp bán lẻ ngoại như 7-Eleven. Đây sẽ mà mảnh đất màu mỡ cho công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu thị phần FE Credit phát triển.
Bên cạnh đó, lãi suất thấp là môi trường cho các tài sản rủi ro phát triển. VPB là một trong những ngân hàng dẫn đầu cho vay dưới chuẩn (vốn là các khoản vay nhiều rủi ro) nhưng như đã đề cập trên khoản vay tiêu dùng se phát triển mạnh trong thời gian tới nhờ mức lãi suất vừa phải cho đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, việc quản trị rủi ro của VPB nhà đầu tư cũng cần chú ý đến. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2017, VPB đã trích lập dự phòng 4.000 tỷ đồng (trong đó tới hơn nửa giá trị trích lập đến từ FE Credit), tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 2,81%.
2. Khuyến nghị mua cổ phiếu DXG
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)
Nhu cầu đối với các sản phẩm bất động sản, đặc biệt là phân khúc trung cấp, vẫn còn rất lớn nhờ vào tỷ trọng dân số thuộc độ tuổi lao động chiếm đa số; tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng; cơ cấu dân số trẻ và tầng lớp trung lưu trong xã hội ngày càng nhiều.
Bản thân CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (mã DXG) có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành như sở hữu quỹ đất sạch dồi dào, định hướng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, mạng lưới phân phối rộng lớn, mô hình phát triển BĐS khép kín với dịch vụ xây dựng, tốc độ mở bán và thời gian bàn giao của các dự án cũng rất tốt.
Cho năm 2017, VPBS dự báo doanh thu hợp nhất của DXG đạt 3.310 tỷ đồng, tăng 31,7% theo năm; lợi nhuận sau thuế ước đạt 812,6 tỷ đồng, tăng 22,3% theo năm. Chủ yếu từ các dự án Opal Riverside và Opal Garden.
Cho năm 2018, VPBS dự báo tổng doanh thu của DXG đạt 4.559,6 tỷ đồng, tăng 37,8% theo năm; lợi nhuận sau thuế ước đạt 875,2 tỷ đồng, tăng 32,3% theo năm. Chủ yếu đến từ các dự án như Opal Tower, Opal Skyview và Lux Garden.
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DXG với giá mục tiêu trong vòng 12 tháng tới là 24.800 đồng/cổ phiếu.