TIN LIÊN QUAN | |
Phiên 26/3: PVD bật tăng sau 14 phiên giảm điểm | |
Chứng khoán Phương Đông dự định M&A | |
Chạnh lòng thân phận “ông chủ” |
1. CEO: PE khá thấp, ở mức 5.13x
CTCK BIDV (BSC)
Theo BCTC hợp nhất kiểm toán, doanh thu CEO năm 2014 ghi nhận 449 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 107,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 85 tỷ đồng (193% so với năm ngoái).CEO thông qua tỷ lệ cổ tức năm 2014 là 8% và kế hoạch năm 2015 với doanh thu 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 167,4 tỷ đồng (55,7% so với năm ngoái), cổ tức 9%. Nguồn thu năm 2015 chủ yếu đến từ dự án River Silk City (Hà Nam) với mục tiêu bán hết biệt thự phân kỳ 1 và triển khai phân kỳ 2, doanh thu từ cho thuê tháp CEO, bàn giao biệt thự và nhà ở xã hội tại Sunny Garden City và nguồn thu mới từ Novotel và dự án Sonasea Villas & Resort.
Bên cạnh đó, phân khu SR1 rộng 3ha của dự án Sonasea Villa & Resort cũng đã có đối tác chuyển nhượng, dự kiến sẽ tạo doanh thu trong năm 2015 và 1 phần doanh thu còn lại do chuyển nhượng phân khu SR4. Phân khu SR4 có quy mô 5 ha với doanh thu ước tính 200 tỷ đồng đã được CEO chuyển nhượng trong quý IV/2014 và đã ghi nhận một phần.
Ngoài ra, CEO công bố đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh mới như cơ sở điều dưỡng, trồng cây nông nghiệp để hợp tác với Toyo Group (Nhật Bản) cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện cổ phiếu CEO đang giao dịch với giá 12.500 đồng, EPS FW 2015 2.439 đồng/CP, PE FW 2015 5.13x, khá thấp so với PE trung bình ngành.
2. MSN: Khuyến nghị mua dài hạn
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)
Trong báo cáo lần đầu CTCP Tập đoàn Masan (MSN) chúng tôi khuyến nghị MUA dài hạn dựa trên những lập luận sau:
Từ 2010, Masan đã tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sản xuất nước chấm và thực phẩm tiện lợi, đồng thời từ các thương vụ M&A (cà phê và nước uống), hướng đến thị trường tiêu dùng có tổng giá trị năm tỷ USD. Công ty hàng tiêu dùng Masan (MSC) là một trong những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 24%/năm. MSC nắm những vị trí hàng đầu về sản xuất nước chấm, mì ăn liền và cà phê hòa tan. Mạng lưới phân phối rộng khắp, đầu tư sản phẩm và xây dựng thương hiệu là thế mạnh của công ty.
Bên cạnh đó, MSN tận dụng mạng lưới phát triển để xây dựng các nhãn hàng. Điển hình công ty đã mở rộng mạng lưới của Vinacafe và đang thâm nhập vào thị trường bia và thịt chế biến, những ngành hàng tiềm năng có thể tạo ra lợi nhuận.
MSN phải khấu hao lợi thế thương mại trong các các thương vụ M&A. Ngoài ra, lợi ích cổ đông thiểu số lớn đã làm giảm lợi nhuận ròng của MSN, dẫn đến EPS -409 đồng/cổ phiếu trong 9 tháng đầu năm 2014. Nhờ bán Công ty Bao bì Minh Việt và Masan Agri, MSN ghi nhận lợi nhuận ròng ở mức 1.080 tỷ đồng, tăng 139% trong 2014.
Tiềm năng khoáng sản: Masan Resources (MSR) đã tạo ra lợi nhuận từ quý III/2014. VPBS dự báo EBITDA của MSR có thể đạt 150 triệu đô năm 2015. Doanh thu thuần của MSR sẽ đóng góp 33% trong tổng doanh thu MSN năm 2015. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất sau khi trừ lợi ích cổ đông thiểu số ước đạt 1.560 tỷ đồng, tăng 44% so với năm ngoái.
Giá cổ phiếu MSN đã tăng trưởng thấp hơn thị trường do hoạt động của mỏ Núi Pháo chậm hơn dự kiến. Tuy nhiên, mỏ Núi Pháo hiện nay đã bắt đầu đem lại lợi nhuận, do đó xu hướng này sẽ thay đổi.
Bao lâu nữa VN-Index lấy lại được mốc 600 điểm? Trong hơn 1 tháng qua, VN-Index cắt lên và xuống đường MA 20 ngày khá nhiều lần, cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn (chu kỳ 1 tháng) không thực sự mạnh. |
Thanh Thúy (Tinnhanhchungkhoan.vn)
-
4 cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/4 -
Thị trường tạo đáy, sẵn sàng bứt phá -
Đại gia khoáng sản 2.000 tỷ sắp IPO -
Đại hội BSC: Quyết phát hành tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500