
-
Nhà thầu nội đề xuất cơ chế đặc thù để vào được Dự án Đường sắt cao tốc
-
Những điểm nhấn thú vị tại “siêu” Dự án Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng
-
Hãng hàng không Vietravel Airlines quyết định tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng
-
TKV đặt mục tiêu bán 27,29 triệu tấn than trong nửa đầu năm
-
Nghiên cứu đề xuất Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp Nhà nước -
AI sẽ là công nghệ chiến lược giúp VNG trở thành tập đoàn công nghệ toàn cầu
Trong gói đề xuất 6 điểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) gửi Chính phủ, việc hỗ trợ này sẽ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, không chỉ có doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ 50% từ tác động của dịch Covid-19.
Về chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp, Bộ LĐ-TBXH đề xuất 100% doanh nghiệp và người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ tháng 2 đến hết tháng 12/2020.
Sau đó, doanh nghiệp và người lao động phải đóng bù thời gian này mà không phải nộp tiền lãi chậm đóng.
Trong trường miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp, đề xuất của Bộ LĐ-TBXH hướng tới các doanh nghiệp và lao động ngừng việc, không tham gia sản xuất.
Theo đó, doanh nghiệp và người lao động không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian từ tháng 2 đến hết tháng 12/2020.
Đồng thời, khoảng thời gian miễn đóng trên được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động.
Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp được vay tiền để trả lương trong trường hợp người lao động ngưng việc tạm thời, trong điều kiện doanh nghiệp khó khăn thì Nhà nước sẽ cho vay tiền để trả lương, bảo hiểm, chi trợ cấp cho người lao động trong trường hợp người lao động thôi việc và mất việc.
“Với sự hỗ trợ này, Nhà nước không tính lãi. Khi doanh nghiệp ổn định trở lại thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại khoản vay”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
![]() |
Công nhân làm việc trong nhà máy sợi tại tỉnh Tây Ninh (Ảnh: HP). |
Việc tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất sẽ áp dụng cho 2 nhóm doanh nghiệp: Doanh nghiệp có từ 50% số lao động trong diện tham gia BHXH bắt buộc bị ngừng việc, thôi việc, không bố trí được việc làm và doanh nghiệp bị thiệt hại từ 50% tổng thu nhập do dịch Covid-19.
Bộ LĐ-TBXH cũng sẽ tiếp tục đề xuất Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội nghiên cứu việc mở rộng đối tượng bị ảnh hưởng của Covid-19 để nhận được hỗ trợ.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, việc hỗ trợ không chỉ căn cứ vào phần trăm số lao động bị ảnh hưởng mà những tất cả người bị ảnh hưởng, những người bị ngừng việc đều được tạm dừng việc đóng một phần bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, sẽ không khống chế tỷ lệ thiệt hại trên 50% đối với doanh nghiệp mới được nhận hỗ trợ.Thời hạn áp dụng tạm dừng từ tháng 3 đến hết tháng 12/2020.
Bộ LĐ-TBXH ước tính sẽ có khoảng 1,5 - 3 triệu người lao động và từ 150.000 - 200.000 doanh nghiệp được hỗ trợ từ đề xuất này.
“Nguồn hỗ trợ hoàn toàn có thể đáp ứng được bởi nguồn kết dư từ quỹ hưu trí, tử tuất hiện khoảng 800.000 tỷ đồng, một năm chúng ta mới chỉ ứng ra khoảng 50.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

-
Nghiên cứu đề xuất Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp Nhà nước -
AI sẽ là công nghệ chiến lược giúp VNG trở thành tập đoàn công nghệ toàn cầu -
Quyền Tổng giám đốc Vicem: Khả năng "về đích" với kế hoạch kinh doanh 2025, không lỗ -
Chủ tịch Vinatex: 6 tháng đầu năm hoàn thành 61% kế hoạch lợi nhuận -
Ông Nguyễn Thiên Trúc đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị AIG -
200 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia đối thoại với Hải quan khu vực V -
Từ ngày 1/7, tờ khai hải quan luồng vàng được phân công ngẫu nhiên cho công chức kiểm tra
-
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ vùng đá vôi Bỉm Sơn vươn tầm quốc tế
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố logo hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways
-
Đặc quyền ưu tiên từ VietinBank: Nâng tầm trải nghiệm - Khẳng định vị thế
-
Nghiên cứu lâm sàng: Sự khẳng định chất lượng sản phẩm bằng khoa học
-
VPBankSME bắt tay Hilo, Vinatti hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình