
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
![]() | ||
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ kỷ niệm |
Phát biểu khai mạc Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, Hội nghị bàn tròn về viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam được tổ chức tại Paris (Pháp) ngày 8/11/1993 đã chính thức đánh dấu sự mở đầu mối quan hệ hợp tác phát triển giữa nước Việt Nam trên đường đổi mới và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế.
“Từ đó đến nay, Việt Nam đã chứng kiến những đổi thay toàn diện trong đời sống kinh tế và xã hội. Đất nước đã đạt được nhiều thành tựu phát triển nổi bật với với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm khoảng 7% trong suốt hai thập kỷ. Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình vào năm 2010 và mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.600 USD”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.
Khẳng định rằng, những thành tựu phát triển mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua là do biết phát huy nội lực kết hợp với sự hỗ trợ to lớn và có hiệu quả của bạn bè quốc tế, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trân trọng và đánh giá cao nguồn hỗ trợ phát triển chính thức mà Chính phủ các nước tài trợ, các định chế tài chính quốc tế và các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển vừa qua.
![]() | ||
Chính phủ Việt Nam luôn trân trọng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, sẽ không phụ lòng tin của các nhà tài trợ (Ảnh: Đức Thanh) |
Trong khi đó, phát biểu tại Lễ kỷ niệm, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khẳng định, Lễ kỷ niệm là cột mốc quan trọng trong lịch sử 20 hợp tác phát triển thành công giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.
“Hai thập kỷ qua cho thấy sự tiến triển mạnh mẽ của Việt Nam. Năm 1993, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người 100 USD/năm, nay là nước có thu nhập trung bình, với quy mô nền kinh tế 150 tỷ USD/năm, thu nhập bình quân đầu người 1.700 USD/năm.
Tỷ lệ nghèo đói đã giảm xuống còn 10% vào năm 2012, hơn 30 triệu người Việt Nam đã ra khỏi đói nghèo, các chỉ số xã hội cũng đã đã tốt hơn so với nhiều nước có trình độ phát triển tương đồng”, bà Kwakwa bày tỏ sự thán phục đối với sự phát triển của Việt Nam trong 20 năm qua.
Đây cũng là điều được các nhà tài trợ cho Việt Nam khẳng định tại Lễ kỷ niệm. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada thậm chí còn bày tỏ sự kinh ngạc và ấn tượng trước những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong 20 năm qua.
Tuy nhiên, theo Đại sứ, Việt Nam mới chỉ đi được nửa chặng đường để đạt tới mốc công nghiệp hóa.
“Với việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam cần phát triển nền công nghiệp làm sao tạo ra giá trị gia tăng trong môi trường cạnh tranh”, Đại sứ Hiroshi nhấn mạnh.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cộng đồng các nhà tài trợ và cam kết sẽ sử dụng hiệu quả từng đồng vốn ODA mà các nhà tài trợ đã dành cho Việt Nam.
![]() | ||
Các nhà tài trợ đánh giá cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Việt Nam |
“Chính phủ Việt Nam sẽ luôn trân trọng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, sẽ không phụ lòng tin của các bạn. Trên nền tảng vững chắc của quan hệ đối tác phát triển, tôi tin tưởng sự hợp tác giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Việt Nam cũng sẽ tích cực đóng góp sức mình để hỗ trợ cộng đồng quốc tế, để cùng phát triển, cùng thịnh vượng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
“Đối với Việt Nam chúng tôi, sự hỗ trợ của các bạn không chỉ là những đồng vốn quý báu lúc chúng tôi còn nghèo, sự hỗ trợ kỹ thuật tư vấn chính sách phát triển khi Việt Nam còn nhiều khó khăn trong chuyển đổi nền kinh tế, mà còn mang đậm tình hữu nghị, tính nhân văn, tinh thần cộng đồng tương trợ lẫn nhau và chúng tôi thực sự xúc động khi sự giúp đỡ đó không chỉ đến từ các chính phủ, các tổ chức tài trợ, mà còn là sự đóng góp của rất nhiều người dân, khi mà đất nước của các bạn cũng đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng nặng nề của thiên tai”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, một cách chân thành và đầy cảm xúc, đã phát biểu như vậy tại Lễ kỷ niệm 20 năm
20 năm qua, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã dành cho Việt Nam gần 80 tỷ USD vốn ODA cam kết. Đồng vốn này đã góp phần rất lớn để Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Nguyên Đức
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower