
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
Trong 2 ngày 27-28/10/2016, Diễn đàn doanh nghiệp Pháp – Việt Nam 2016 sẽ diễn ra tại Khách sạn EQUATORIAL, TP.Hồ Chí Minh, do Quỹ Tiềm năng và Đổi mới Pháp và tổ chức Futurallia tổ chức.
Diễn đàn được tổ chức với mục đích tăng cường trao đổi thương mại, cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước. Diễn đàn dự kiến có sự tham dự của cựu Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin và sẽ quy tụ khoảng 200 doanh nghiệp Pháp và Việt Nam trong các lĩnh vực:
Lương thực thực phẩm: Nông nghiệp và công nghiệp lương thực, thực phẩm; An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm; Máy móc nông nghiệp và ngành lương thực thực phẩm.
![]() |
Thương hiệu mỹ phẩm Pháp, Ives Rocher đã hiện diện tại thị trường Việt Nam với chuỗi cửa hàng tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. |
Sức khỏe và lối sống: Dược phẩm; Dược mỹ phẩm và mỹ phẩm; Trang thiết bị y tế; Hàng tiêu dùng; Hàng tiêu dùng cao cấp, thời trang, dệt may; Thể thao, giải trí, văn hóa và du lịch.
Phát triển bền vững: Quy hoạch đô thị và kiến trúc; Xây dựng và sử dụng năng lượng hiệu quả; Năng lượng tái tạo; Thiết bị và dịch vụ môi trường; Giao thông vận tải và logistic; Công nghiệp sinh thái; Sản phẩm công nghiệp chế tạo…
Công nghệ thông tin: Phần mềm và kỹ thuật số; Linh kiện và các sản phẩm điện tử; An toàn thông tin và dịch vụ điện tử; In ấn, xuất bản, truyền thông và quảng cáo.
Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia diễn đàn sẽ có cơ hội được gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp Pháp theo yêu cầu giao thương cụ thể. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được thảo luận về các quy định pháp lý, tài chính, thuế, logistic thông qua các chuyên gia về thị trường Pháp và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của Doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm đối tác xuất khẩu hoặc hợp tác đầu tư tại Pháp cũng như tại Việt Nam.
Với tổng giá trị đầu tư 3,4 tỷ USD, hiện Pháp là nhà đầu tư đứng thứ 3 trong nhóm nước châu Âu, sau Hà Lan và Anh và đứng thứ 16 trong tổng số 114 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 461 dự án đầu tư còn hiệu lực.
Có gần 300 doanh nghiệp Pháp đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp cỡ trung bình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và rất thành công trong nhiều lĩnh vực.
Thương mại hai chiều Pháp - Việt năm 2015 đạt 4,2 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2014, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp đạt 2,9 tỷ USD (tăng 23% so với năm 2014), chủ yếu là những mặt hàng giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thủy sản, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử...

-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower