
-
Bill Gates cam kết trao 200 tỷ USD cho người nghèo trong 20 năm tới
-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
![]() |
Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark, ngoài khơi vùng Vịnh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong báo cáo thường niên vừa công bố, nền tảng dữ liệu Global SWF nhận định các quỹ đầu tư quốc gia tại vùng Vịnh dự kiến sẽ hoạt động tích cực hơn và đóng vai trò lớn hơn trên thị trường toàn cầu trong năm 2023 nhờ doanh thu tăng từ dầu mỏ.
Theo Global SWF, trong số 10 quỹ đầu tư quốc gia tích cực nhất trong năm 2022, có 5 quỹ đến từ vùng Vịnh. Quỹ GIC của Singapore đứng đầu danh sách này với 40,3 tỷ USD được đầu tư trong năm ngoái, tăng 17% so với năm 2021.
Tiếp đến là Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi (ADIA) của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Quỹ Đầu tư công của Saudi Arabia. Công ty đầu tư Mubadala và Công ty cổ phần ADQ của UAE cùng Cơ quan đầu tư Qatar (QIA) cũng nằm trong nhóm này.
Ông Diego Lopez, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Global SWF, cho biết giới chuyên gia dự báo hoạt động và vai trò của các quỹ tài sản quốc gia ở vùng Vịnh sẽ ngày càng tăng trên thị trường toàn cầu. Ông nêu rõ: "Các quỹ quốc gia tại Trung Đông sẽ tỏa sáng hơn bao giờ hết".
Tại thị trường nước ngoài, các quỹ đầu tư quốc gia ở vùng Vịnh đã tăng hơn gấp đôi lượng đầu tư vào các nền kinh tế phương Tây, trong đó có cả Mỹ và châu Âu, với số tiền lên tới 51,6 tỷ USD vào năm 2022, cao hơn gấp đôi so với 21,8 tỷ USD trong năm 2021.
Báo cáo của Global SWF cho hay trong năm 2023 và các năm tiếp theo, các quỹ đầu tư quốc gia ở Trung Đông có thể duy trì hoạt động rất tích cực ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi những quỹ này sẽ có nhiều cơ hội mua cổ phiếu niêm yết hoặc cổ phần trực tiếp nhằm theo đuổi các dự án đồng đầu tư vốn cổ phần hoặc mua cổ phần trong các công ty cổ phần tư nhân nhằm tìm kiếm các danh mục đầu tư từ các công ty sắp phá sản.
Cũng theo Global SWF, các quỹ đầu tư quốc gia trên toàn cầu đã đầu tư 261,1 tỷ USD vào 747 giao dịch trong năm 2022, so với 229,9 tỷ USD đầu tư vào 890 giao dịch trong năm 2021. Giá trị tài sản do các quỹ này quản lý đã giảm xuống mức 10.600 tỷ USD trong năm 2022, từ mức 11.500 tỷ USD của năm 2021.
Báo cáo của Global SWF cho rằng thách thức chủ chốt trong năm 2022 là sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán và trái phiếu khiến giá trị tài sản của các quỹ đầu tư trên giảm mạnh và đây là điều chưa từng xảy ra trong 50 năm qua.
Global SWF dự báo năm 2023 sẽ là một "năm rất bận rộn" đối với các quỹ đầu tư quốc gia. Xét về khu vực, châu Á nói chung và một số quốc gia mới nổi nhất định sẽ thu hút sự quan tâm của các quỹ này, nhưng việc các đồng tiền trên thế giới tiếp tục mất giá so với đồng USD có thể ảnh hưởng đến sự phân bổ về mặt địa lý.

-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh -
Toyota "cài số lùi" lợi nhuận vì tác động thuế quan -
Quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đòn thuế của Tổng thống Trump -
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan -
Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25 - 4,5% -
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”