
-
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới
-
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD
![]() |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Trong lần thí điểm đấu thầu tập trung cấp quốc gia đầu tiên, Trung tâm mua sắm thuốc quốc gia đưa ra danh mục 5 thuốc biệt dược và 17 thuốc generic của 5 hoạt chất điều trị ung thư. Đây là những thuốc được sử dụng số lượng nhiều, chi phí cao.
Dựa trên danh mục này, căn cứ theo nhu cầu sử dụng năm trước, cơ cấu bệnh tật... các bệnh viện dự trù số thuốc đơn vị cần dùng và chịu trách nhiệm về con số này. Trung tâm tổng hợp số lượng thuốc đấu thầu từ nhu cầu các bệnh viện.
Đợt mua sắm này được phân ra 5 gói thầu: gói mua biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị, 4 gói khác mua thuốc thuộc danh mục phân theo 4 vùng kinh tế.
Có 32 công ty tham gia mua hồ sơ mời thầu. Đến khi đóng thầu, có 26 nhà thầu nộp hồ sơ với 82 hồ sơ dự thầu nộp đúng thời gian và địa điểm thuộc 5 gói trên. Đầu tháng 8, Trung tâm mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của các nhà thầu tham dự 5 gói thầu này. Ngày 25/8 Trung tâm mua sắm thuốc quốc gia đã xét về giá. Dự kiến kết quả trúng thầu này sẽ được Bộ Y tế sớm công bố.
Gói thầu tập trung đầu tiên này có giá trị trong vòng hai năm (từ ngày 1/1/2018 đến hết năm 2019).
Ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm mua sắm thuốc quốc gia, Bộ Y tế, cho biết “đã chấm thầu, đang tiến hành các bước để thỏa thuận khung và ký thỏa thuận với nhà thầu. Các nhà thầu được lựa chọn có năng lực và kinh nghiệm, có khả năng cung ứng các loại thuốc cho phạm vi toàn quốc”.
Ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Quản lý Dược cũng cho biết, quy mô gói thầu lớn nên sẽ giảm được giá thuốc trúng thầu; giảm đầu mối tổ chức, số lượng người tham gia, thời gian… Gói thầu cũng được chia làm 4 gói theo các vùng kinh tế xã hội để các nhà thầu xác định năng lực cung ứng phù hợp. Đây là cách đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị. Sau khi trúng thầu, Trung tâm có thể ký hợp đồng đặt hàng trước mua thêm 120-130% so với gói thầu. Doanh nghiệp cũng phải cam kết có thể cung cấp hơn 30% so với gói thầu để tránh tình trạng thiếu thuốc.
Trong quá trình thực hiện, Bộ Y tế sẽ theo dõi sát, điều chuyển hài hòa giữa các đơn vị cung ứng và sử dụng. Bộ Y tế cũng sẽ rút kinh nghiệm để mở rộng danh mục đấu thầu tiếp theo. Mục tiêu của việc đấu thầu tập trung nhằm giảm giá thuốc khoảng 10-15% theo chỉ đạo của Chính phủ.

-
TP.HCM khởi công dự án đê bao gần 1.000 tỷ đồng ven bờ hữu sông Sài Gòn
-
Lập Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Nghiên cứu đầu tư 5 đảo nổi trên vịnh Đà Nẵng, hình thành khu đô thị mới
-
Vĩnh Long bãi bỏ quyết định thành lập cụm công nghiệp có vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng
-
Bình Định và Tập đoàn Syre ký kết ghi nhớ dự án sản xuất tái chế vải -
Quảng Nam khẳng định 9 dự án điện mặt trời không có vi phạm về đất đai -
Khởi động dự án thứ cấp đầu tiên tại VSIP Cần Thơ, vốn 300 triệu USD -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ -
Cơ hội “độc nhất vô nhị” của Việt Nam trong thu hút vốn FDI -
Sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió 1.688 tỷ đồng tại Quảng Trị -
Quảng Nam rà soát ranh giới Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)