-
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD
Theo Đề án, đến năm 2020, trên 70% tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp biết đến nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bộ ngành và tổ chức chính trị - xã hội xây dựng được kênh truyền thông (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử) có chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam”.
Tuyên truyền giữ vai trò tối quan trọng trong Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" |
Đến năm 2015, tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối truyền thống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa lên trên 70%; phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80% và 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định, bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.
Để phục vụ mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ đồng ý dành 228,93 tỷ đồng cho Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Trong đó, năm 2014 và 2015 đầu tư hơn 76 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư khoảng 152,85 tỷ đồng.
Cụ thể, trong giai đoạn 2014 - 2020, đặc biệt trong năm 2014 và 2015, các bộ ngành, địa phương, hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp tăng cường đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường, ưu tiên công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong nhận thức và hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng; phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam cố định và bền vững do doanh nghiệp trong nước làm hạt nhân, cùng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phối hợp, hỗ trợ, thúc đẩy chương trình đưa hàng Việt tới người tiêu dùng trên cả nước.
Triển khai Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” thời gian qua cho thấy, công tác tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng hàng hóa “made in Vietnam” giữ vai trò tối quan trọng. Vì vậy, trong giai đoạn tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp nội địa; tiếp tục thực hiện các giải pháp thích hợp để khuyến khích, định hướng tiêu dùng và vận động nhân dân tích cực sử dụng hàng Việt.
Đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội nhận thức đúng để thực hiện mua hàng Việt Nam khi có nhu cầu mua sắm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước; doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi mua sắm vật tư, thiết bị để thực hiện dự án, công trình thì ưu tiên sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước bảo đảm chất lượng.
Thủ tướng cũng yêu cầu các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh thông tin, truyền thông, vận động doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam không chỉ tại thị trường trong nước mà còn từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Ngoài ra, để hàng Việt “thấm sâu” vào tâm trí người tiêu dùng Việt Nam, Đề án Phát triển thị trường trong nước đã đề ra nhóm giải pháp thay đổi về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với hàng Việt Nam thông qua việc tăng cường và đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tuyên truyền về Cuộc vận động, gắn kết với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.
Thực hiện mục tiêu này, Đề án yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề, cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chương trình vinh danh và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam”; xây dựng các chương trình khuyến khích ưu tiên sử dụng hàng Việt đối với tiêu dùng cá nhân; tuyên truyền phổ biến đến doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia “Ngày hàng Việt”, “Tuần hàng Việt”, “Tháng hàng Việt” trên địa bàn cả nước.
Nam Kinh
-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Kích cầu mua sắm dịp cuối năm trong Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024