TIN LIÊN QUAN | |
KLF bất ngờ thoái vốn khỏi Nông dược HAI | |
Phiên 11/3: Chứng khoán ngược chiều giá xăng | |
Cảng Cam Ranh gọi thêm vốn đầu tư |
1. L14: Bất động sản có biên lợi nhuận gộp khá tốt
CTCK MB (MBS)
L14 công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014. Theo đó, doanh thu đạt mức 215 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt mức 18,9 tỷ đồng, tăng 457% so với cùng kỳ.
Trong năm 2014, hoạt động kinh doanh của L14 cải thiện mạnh khi Công ty bắt đầu có doanh thu từ mảng kinh doanh bất động sản, đạt mức 77 tỷ đồng. Các mảng kinh doanh khác của Công ty vẫn khá ổn định. Doanh thu từ mảng xây lắp của L14 đạt mức 71 tỷ đồng. Doanh thu từ mảng bán xăng dầu của L14 đạt mức 64,8 tỷ đồng.
Chúng tôi đánh giá tốt mảng bất động sản của L14 có biên lợi nhuận gộp khá tốt. Dự án bất động sản chủ lực của L14 là dự án khu đô thị Minh Phương tại TP. Việt Trì có diện tích 60 ha, hiện nay đã xây dựng xong hạ tầng và đang mở bán. Dự án nằm ở phía bắc TP Việt Trì, được quy hoạch đồng bộ bao gồm các tiện tích như: trường tiểu học, mẫu giáo, y tế, trụ sở hành chính phường, trung tâm thương mại dịch vụ... Các sản phẩm chính của dự án là đất nền biệt thự và nhà liền kề.
Chúng tôi không đánh giá cao mảng xây lắp và kinh doanh xăng dầu của L14 với biên lợi nhuận thấp và không có lợi thế cạnh tranh đáng kể trong ngành.
2. FPT: Khuyến nghị mua vào
CTCK MayBank KimEng (MBKE)
FPT công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2014 với doanh thu thuần hợp nhất 32.645 tỷ đồng, tăng 20,8% và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 1.632 tỷ đồng, tăng 1,5% so với năm trước.
Trong năm 2014, chúng tôi khuyến nghị Nắm giữ cổ phiếu FPT với dự báo lợi nhuận tăng trưởng nhẹ do tỷ suất lợi nhuận giảm. Thực tế, FPT ghi nhận doanh thu tăng cao 20,8% nhờ đóng góp từ ba mảng hoạt động gồm viễn thông (tăng 19,5%), phát triển phần mềm (tăng 26,2%) và nhất là phân phối và bán lẻ (tăng 28,7%). Tuy vậy, do tỷ suất lợi nhuận giảm từ 9,0% năm 2013 xuống còn 7,5% nên lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2014 chỉ tăng 1,5%. Đáng chú ý, chiến lược toàn cầu hoá đã đem lại kết quả tích cực với lợi nhuận trước thuế từ thị trường nước ngoài tăng 13% so với năm trước và tỷ trọng đóng góp hơn 20% tổng lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn.
Bước sang 2015, chúng tôi ước tính doanh thu hợp nhất 36.232 tỷ đồng, tăng 11% so với năm ngoái và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.836 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm ngoái. Doanh thu từ xuất khẩu phần mềm, dịch vụ internet và bán lẻ vẫn kỳ vọng tăng trưởng cao, trong khi doanh thu phân phối có thể chậm lại so với năm trước. Tỷ suất sinh lời ở một số mảng hoạt động trong nước kỳ vọng được cải thiện như giải pháp phần mềm, tích hợp hệ thống, dịch vụ tin học, nội dung số, và bán lẻ.
Như vậy, EPS 2015 ước tính đạt 5.352 đồng/CP. Cổ phiếu FPT giao dịch với P/E 2015 là 9,2x, khá hấp dẫn so với mức tăng trưởng dự báo. Với dự báo tăng trưởng lợi nhuận trở lại mức hai con số sau ba năm tăng trưởng thấp kể từ 2012 và định giá khá hấp dẫn, chúng tôi nâng khuyến nghị từ Nắm giữ sang Mua với giá mục tiêu 59.000 đồng/CP.
3. PHR: P/E dự phóng 6,8 lần
CTCK MayBank KimEng (MBKE)
Theo tài liệu đại hội cổ đông 2015, PHR đặt kế hoạch 2015 với doanh thu 1.116 tỷ đồng, giảm 30,5% so với năm trước. Trong đó, giá bán bình quân dự kiến cho 2015 là 31,5 triệu đồng/tấn, giảm 18,2% so với năm trước. Sản lượng tiêu thụ 29.600 tấn, giảm 13,4% so với năm trước. Giá thành cho mỗi tấn cao su theo kế hoạch là 30 triệu đồng/tấn.
Theo đó, công ty đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 120 tỷ đồng (trong đó lợi nhuận từ thanh lý vườn cây đạt 100 tỷ đồng) giảm 65,1% so với năm trước. Chúng tôi cho rằng, kế hoạch 2015 của công ty đặt ra cho 2015 là hợp lý do Giá cao su quốc tế (hiện quanh 1.400 USD/tấn) và trong nước (hiện giao dịch quanh 31 triệu đồng/tấn) vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện do hàng tồn kho cao đứng ở mức cao (2,2-2,5 triệu tấn) trong khi nhu cầu tiêu thụ ảm đạm.
Chúng tôi cho rằng, đà giảm giá cao su có thể sẽ chững lại vào nữa cuối 2015 khi hàng tồn kho trên thế giới giảm sau giai đoạn cây cao su vào mùa thay lá từ tháng 2 đến tháng 5.
Giá cao su giảm ảnh hưởng doanh thu 2014. Tuy giá bán mủ cao su bình quân của công ty năm 2014 giảm 28,4% so với năm trước xuống chỉ còn 38,5 triệu đồng/tấn, sản lượng tiêu thụ mủ cao su vẫn tăng 15,5% so với năm trước lên 34.177 tấn. Theo đó, doanh thu giảm 15,3% so với năm trước còn 1.605 tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng 2014 giảm 29% so với năm trước. Do giá bán mủ giảm, biên lợi nhuận gộp của công ty thu hẹp từ 26,2% năm 2013 xuống còn 17,2% năm 2014. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng làm cho tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu tăng từ 6,4 % trong 2013 lên 7,6 % trong 2014. Mặc dù lợi nhuận khác tăng mạnh 105,9% so với cả năm 2013 đạt 141,4 tỷ đồng (trong đó, lợi nhuận từ thanh lý vườn cây cao su đạt 117 tỷ đồng, tăng 46,4% so với 2013), lợi nhuận ròng của công ty giảm 29% so với năm trước xuống chỉ còn 263,9 tỷ đồng.
PHR đang được giao dịch tại P/E trailing 6,8 lần, gần xấp xỉ trung bình ngành.
Khối ngoại sẽ sớm trở lại mua ròng Khối ngoại bán ròng do một số quỹ ETF tái cơ cấu danh mục và dự kiến sẽ sớm chuyển sang mua ròng. Những nhịp điều chỉnh sắp tới là cơ hội để nhà đầu tư trở lại vị thế mua. Cả năm 2015, VN-Index có khả năng đạt 630 -650 điểm và HNX-Index có thể vượt mốc 100 điểm. |
Thanh Thúy (Tinnhanhchungkhoan.vn)
-
4 cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/4 -
Thị trường tạo đáy, sẵn sàng bứt phá -
Đại gia khoáng sản 2.000 tỷ sắp IPO -
Đại hội BSC: Quyết phát hành tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500