Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
3 cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/6
 
Báo Đầu tư trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 1/6 của các công ty chứng khoán.

1. Khuyến nghị mua vào cổ phiếu VGC

CTCK BIDV (BSC)

Tổng công ty Viglacera – CTCP (mã VGC) là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, sở hữu tương đối đầy đủ hệ sinh thái vật liệu xây dựng tại Việt Nam, từ kính xây dựng, gạch ngói đất sét nung, gạch ốp lát đến sứ vệ sinh và sen vòi.

Bên cạnh đó, tổng công suất mảng kính của VGC đạt 66,000 QTC m2/năm, chiếm 45% thị phần cả nước, đóng góp 20% vào cơ cấu lợi nhuận gộp của VGC năm 2016.

VGC đứng đầu miền Bắc về kinh doanh Khu công nghiệp và bất động sản, với việc sở hữu 3.580 ha đất Khu công nghiệp và 368 ha đất phát triển bất động sản.

Kết quả kinh doanh của VGC liên tục được cải thiện, nhất là sau khi cổ phần hóa. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 17,6% năm 2012 lên 24.6% năm 2016. Lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 30%/năm giai đoạn 2014-2016.

Chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu VGC với giá mục tiêu 12 tháng tới là 21.228 đồng/cp (upside 20,6%) theo phương pháp định giá từng phần.

2. Xem xét mua vào cổ phiếu PAC

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

PAC của CTCP Pin Ắc quy miền Nam đã thoát khỏi vùng tích lũy trung hạn và cả đường MA35, với khối lượng giao dịch gia tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì tích cực và PAC bật tăng trong 3 tuần giao dịch gần đây cho thấy khả năng PAC đã hình thành xu hướng tăng trung hạn.

Nhóm chỉ báo xác nhận xu hướng như RSI(14) và Stochastic tăng mạnh hỗ trợ tích cực cho xu hướng giá hiện tại. Ngoài ra, chỉ báo Bollinger Band đang mở rộng sau giai đoạn co hẹp cũng xác nhận xu hướng tăng trung hạn.

Bên cạnh đó, PAC hoàn thành mẫu hình tích lũy tam giác cân, kéo dài trong 10 tháng. Đây là tín hiệu tích cực củng cố cho xu hướng tăng trung hạn của PAC, giá mục tiêu của mẫu hình này là 53-55.

Tuy nhiên, diễn biến điều chỉnh tích lũy ngắn hạn có thể xuất hiện khi PAC tiệm cận ngưỡng cản tâm lý 45. Vượt qua được ngưỡng cản này, khả năng quay trở lại xu hướng tăng của PAC sẽ rõ nét hơn.

Nhà đầu tư có thể xem xét mua PAC khi giá dưới 45 với giá cắt lỗ là 39, vùng giá mục tiêu kỳ vọng là 53-55.

3. Khuyến nghị khả quan trong ngắn hạn đối với STB

CTCK Vietcombank (VCBS)

Cổ phiếu STB có diễn biến giao dịch sôi động trong thời gian gần đây khi các thông tin về quá trình tái cơ cấu và nhân sự tham gia liên tiếp được đưa ra. Theo đó, ngân hàng đã công bố báo cáo kiểm toán cho năm tài chính 2015, 2016 với 1 số điểm chính về đề án tái cấu trúc như sau:

(1) Trái phiếu VAMC: cho phép Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng theo năng lực tài chính trong thời gian 10 năm

(2) Các tài sản tồn đọng: Cho phép ngân hàng bán nợ theo giá trị thị trường, trường hợp giá bán nợ thấp hơn dư nợ gốc thì chênh lệch được phân bổ dần vào chi phí hoạt động kinh doanh trong thời gian tối đa 5 năm

(3) Dự phòng rủi ro tín dụng: cho phép ngân hàng trích lập và phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng theo năng lực tài chính

(4) Lãi dự thu: Cho phép ngân hàng khoanh lãi dự thu trên BCTC đến thời điểm 31/12/2015 và phân bổ vào chi phí hoạt động kinh doanh theo năng lực tài chính trong thời gian tối đa 10 năm

(5) Các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần vượt 11% vốn điều lệ công ty hoặc sở hữu chéo: chấp thuận lộ trình xử lý dần dần theo đề án tiến tới đảm bảo các quy định pháp luật

Thực trạng nợ xấu tại STB – còn nhiều thử thách: Tại thời điểm 31/12/2016, số dư nợ xấu báo cáo tại STB là 13.745 tỷ đồng (chiếm 6,9% tổng dư nợ). Nếu cộng cả số dư nợ xấu đã bán cho VAMC và 1 số khoản phải thu xấu từ Ngân hàng Phương Nam (đang được ghi nhận là nợ tiêu chuẩn), ước tính tổng giá trị nợ xấu của Sacombank là 59.426 tỷ đồng (chiếm 29,9% tổng dư nợ). Ngoài ra, phần dự thu lãi đang được khoanh vùng và dự kiến phân bổ trong các năm tới là 20.387 tỷ đồng.

Đánh giá: Đề án được thông qua đánh dấu 1 bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu của Sacombank. Theo đó,

(1) Nội dung đề án bao gồm các phương án “khá ưu đãi” cho STB so với đa số ngành ngân hàng (1 số phương án thậm chí vẫn đang được thảo luận tại Quốc hội theo dự thảo luật mới) cho thấy sự hỗ trợ khá lớn từ phía Chính phủ và NHNN.

(2) Phương án bán nợ theo giá trị thị trường, và bối cảnh thị trường bất động sản phục hồi so với mức đáy của năm 2012-2013 có thể đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu tại Sacombank.

(3) Ngân hàng chính thức chấm dứt thời gian chờ đợi (1,5 năm từ tháng 10/2015), để bắt tay vào quá trình tái cơ cấu. Các động thái gần đây cho thấy quyết tâm khá rõ từ phía ban lãnh đạo ngân hàng: đặt kế hoạch thực hiện trích lập nhanh trong vòng 3 năm đầu, thành lập trung tâm xử lý nợ để tập trung nợ xấu trên toàn hệ thống về HSC, hoạt động tìm kiếm đối tác để bán và xử lý tài sản đảm bảo đã được khởi động từ năm 2016…

Khuyến nghị: Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm KHẢ QUAN đối với STB trong ngắn hạn. Tuy vậy, do số dư nợ xấu và lãi dự thu ở mức cao, quá trình tái cơ cấu thực tế cần thời gian và nỗ lực. Do đó, chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI trong trung và dài hạn về tốc độ xử lý thu hồi, khả năng bán nợ theo giá thị trường… để có quyết định đầu tư. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo sát và cập nhật kịp thời các thông tin, diễn biến về quá trình tái cơ cấu của STB trong thời gian tới.

Thị trường chứng khoán: Lạc quan với cổ phiếu bất động sản
Thị trường tài chính thế giới tuần qua tiếp tục chứng kiến dòng vốn chảy vào tài sản rủi ro như cổ phiếu, hầu hết các thị trường cổ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư