CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) hôm nay đã tổ chức ĐHCĐ bất thường để xin ý kiến cổ đông về việc thêm lĩnh vực kinh doanh bưu chính và chuyển phát. Ban lãnh đạo cho biết mục đích là để công ty thử nghiệm với các dịch vụ mới, tận dụng mạng lưới 565 cửa hàng điện thoại di động (tính đến 18/06/2019). Hiện vẫn chưa có thêm thông tin chi tiết.
Tại ĐHCĐ bất thường, công ty cũng cho biết trong 5 tháng đầu năm 2019, doanh thu đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 119 tỷ đồng, tăng 7%.
Doanh thu bán hàng online tăng mạnh 45% trong 5 tháng đầu năm đã thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. Ngoài ra, vì FRT đã thanh lý xong phụ kiện tồn kho cũ nên giá bán trung bình của mảng này đã cải thiện trong tháng 4-5 so với quý 1/2019, phản ánh thông qua việc doanh thu từ phụ kiện trong 5 tháng đầu năm tăng trưởng khoảng 20% so với mức chỉ 3% trong quý 1/2019.
Ngoài ra, doanh thu từ các chương trình F.Friends và trợ giá nhà mạng chỉ tăng nhẹ 3% do công ty tạm ngưng mở rộng chương trình trợ giá nhà mạng do một số khó khăn trong việc hợp tác với nhà mạng. Nhìn chung, các kết quả nói trên phần lớn phù hợp với dự báo của chúng tôi cho năm 2019, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng lần lượt 12% và 9% so với năm 2018.
Chúng tôi hiện đưa ra giá mục tiêu 59.500 đồng/CP cho FRT, tổng mức sinh lời 13,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 1,9%.
2. Khuyến nghị bán dành cho GTN với giá mục tiêu 9.100 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Trong tài liệu ĐHCĐ, CTCP GTNfoods (GTN) cho biết công ty đề ra mục tiêu doanh thu 2019 đạt 3.350 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 90 tỷ đồng, gấp 12 lần năm 2018.
Công ty cho biết, các mục tiêu nói trên được dựa trên dự báo doanh thu Mộc Châu Milk (MCM) tăng 10%, xuất khẩu chè sơ chế của Vinatea tăng 10% và kế hoạch ghi nhận lợi nhuận bất thường từ thanh lý tài sản.
So với mục tiêu trước đây đã công bố trong báo cáo thường niên 2018, GTN đã điều chỉnh tăng mục tiêu lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số thêm 82%, chủ yếu vì điều chỉnh tăng giả định doanh thu MCM (tăng trưởng 10% so với năm 2018 thay vì 5% như trước đây) và cộng thêm kế hoạch thu về lợi nhuận từ thanh lý tài sản.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2019 lần lượt cao hơn 14% và gấp 3,6 lần dự báo của chúng tôi vì ban lãnh đạo lạc quan hơn về tình hình các lĩnh vực kinh doanh chính của GTN, thêm vào đó, chúng tôi cũng chưa phản ánh lợi nhuận có thể có nhờ thanh lý tài sản vào trong dự phóng của mình.
Chúng tôi cho rằng mục tiêu của GTN khá tham vọng vì khả năng cạnh tranh của MCM đang giảm sút. Trong quý I/2019, doanh thu từ sữa của MCM giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị bán dành cho GTN với giá mục tiêu 9.100 đồng/CP so với giá đóng cửa phiên hôm nay là 18.950 đồng/CP.
3. CMG sẽ tiếp tục xu hướng tích lũy
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (mã CMG) đang vận động trong kênh giá 35.8 – 38.3.
Chỉ báo RSI nằm trong vùng bán ủng hộ trạng thái tích lũy và điều chỉnh ngắn hạn. Chỉ báo MACD tiếp tục cho thấy vùng giá của CMG sẽ có khả tăng tiếp tục tích lũy giá trên MA 20 ở các phiên tiếp theo.
Vận động của tất cả các đường MA tiếp tục hướng lên và thanh khoản giảm nhẹ. Do vậy CMG sẽ tiếp tục xu hướng tích lũy và điều chỉnh ngắn hạn và giữ đà tăng trong trung hạn.
Ngưỡng kháng cự của CMG là 38.3 và 40 và ngưỡng hỗ trợ tại 33.91 và 35.26. Có thể mở vị thế ngắn hạn trong vùng giá 35.6 – 36.7, chốt lời vùng giá 37.4 – 39.8 và cắt lỗ nếu CMG mất mốc 35.2.