
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Lãnh đạo Tổng CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) chia sẻ, ở thời điểm này, Công ty vẫn khó hình dung được bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp vào cuối năm nay.
Thực tế, báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 của PVD cho thấy, doanh thu quý đầu năm đạt 910 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ 2018; lỗ sau thuế 93 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức lỗ 253 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Theo lý giải của PVD, doanh thu giảm là do hoạt động thương mại chưa phát sinh một số hợp đồng lớn trong quý I/2019 như dự kiến. Dù vậy, hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng cải thiện từ 70% lên 83%. PVD cũng tăng khối lượng công việc các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan.
Năm nay, PVD đặt kế hoạch doanh thu 3.850 tỷ đồng, giảm 30% so với thực hiện 2018 và không lỗ. Hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng dự kiến đạt mức 95%. Đại diện PVD cũng chia sẻ thêm, thị trường khoan dầu khí đang xuất hiện những tín hiệu tích cực hơn, nhưng giá cho thuê giàn luôn có độ trễ nhất định nên những cải thiện này chưa thể hiện ngay trên báo cáo tài chính năm 2019.
Tại doanh nghiệp cùng ngành - Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) đã thông qua kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất năm nay ở mức 3.200 tỷ đồng, giảm 8% so với thực hiện năm 2018, nhưng lại bỏ ngỏ chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Năm 2018, PVX lỗ hơn 400 tỷ đồng.
PVX cho biết, 2019 tiếp tục là một năm đầy thách thức khi Tổng công ty phải dồn sức cho những dự án khó của ngành dầu khí, đồng thời tìm kiếm các dự án mới ngoài ngành. Ngoài ra, PVX còn phải xử lý các khoản lỗ tồn đọng từ giai đoạn trước và sớm triển khai, khắc phục các dự án dở dang.
Không để ngỏ kế hoạch lợi nhuận như PVX, nhiều doanh nghiệp niêm yết lại đặt kế hoạch rất thận trọng. Năm nay, tổ chức Đại hội đồng cổ đông muộn hơn so với mọi năm, Tổng CTCP Kỹ thuật dầu khí - PTSC (PVS) khiến nhiều cổ đông băn khoăn khi đặt kết quả kinh doanh thấp hơn so với năm 2018. Cụ thể, PVS vừa thông qua kế hoạch doanh thu đạt 13.000 tỷ đồng, giảm gần 15%; lãi trước thuế 700 tỷ đồng, giảm hơn 28%.
Theo PVS, tình hình kinh tế và chính trị thế giới dự báo sẽ tiếp tục khó khăn cùng với giá dầu năm 2019 được dự báo duy trì ở mức thấp, biến động khó lường. Bên cạnh đó, một số dự án bị dừng thực hiện trong năm 2018 đã làm giảm sút đáng kể khối lượng công việc dịch vụ của PTSC.
Kế hoạch PVS có phần quá thận trọng, nhất là khi Công ty đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2019 với doanh thu thuần gần 4.095 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt gần 385 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. So với kế hoạch lợi nhuận cả năm, PVS đã hoàn thành hơn một nửa. Dù vậy, đại diện PVS chia sẻ thêm, do hoạt động của Công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là giá dầu, nên sự thận trọng là cần thiết.
Trong năm nay, PVS sẽ xây dựng các giải pháp dịch vụ theo chuỗi giá trị dựa trên lợi thế quy mô và đa dịch vụ của Công ty; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ cốt lõi có lợi thế cạnh tranh riêng của PVS cho các khách hàng ngoài ngành, ngoài nước; tăng cường đầu tư có trọng điểm vào các lĩnh vực cốt lõi phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Giá thép trong và ngoài nước bắt đầu đà giảm từ cuối năm 2018 và đến nay chưa có dấu hiệu phục hồi đã tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp ngành này. Lãnh đạo CTCP Đại Thiên Lộc (DTL) cho biết, lượng hàng tồn kho của Công ty ở mức khá cao, cộng thêm việc hạn chế về vốn chủ sở hữu nên các hoạt động đầu tư cũng như xoay vòng vốn gặp nhiều khó khăn.
Dù đặt ra kế hoạch doanh thu 3.200 tỷ đồng, giảm gần 8% so với mức thực hiện trong năm 2018 và lợi nhuận cả năm dự kiến 38 tỷ đồng, song với chuyển biến kinh doanh hiện tại, việc có lợi nhuận trong năm nay với DTL cũng là một thử thách lớn. Quý đầu năm - mùa cao điểm xây dựng, nhưng DTL báo lỗ gần 26 tỷ đồng.
Tại CTCP Thép Việt Ý (VIS), chỉ tiêu kinh doanh đặt ra cho năm nay là lỗ 90 tỷ đồng. VIS cho biết, chi phí tăng mạnh, biến động giá thép cộng với cầu vượt cung là lý do đẩy doanh nghiệp vào vòng thua lỗ, nên Công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh theo kịch bản kém lạc quan nhất.

-
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn -
Tái cơ cấu VN30: Những cổ phiếu nào sẽ được bán ra? -
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt -
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới