CTCK MB (MBS)

Ngành năng lượng là lĩnh vực hấp dẫn do mức thiếu hụt ngày càng cao khi công suất lắp đặt chưa được mở rộng tương ứng với nhu cầu tiêu thụ điện, dự báo tiếp tục tăng trưởng 10% - 11%/năm.

Tổng công ty sản xuất điện lớn thứ 2 ở Việt Nam với công suất 4,208 MW, cung cấp 11% - 12% nhu cầu điện cả nước, tiềm năng tăng trưởng của PV Power được đánh giá cao dựa trên xu hướng phát triển của ngành.

Bên cạnh đó, 64% công suất tập trung ở phía Nam, khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam và mức độ thiết hụt năng lượng điện ngày càng cao. Điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho PV Power trong hoạt động kinh doanh của các nhà máy hiện hữu cũng như phát triển các dự án mới Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2017 dự kiến tăng trưởng mạnh 50% đạt 2,283 tỷ đồng nhờ nhà máy Vũng Áng 1 dần hoạt động ổn định. Giai đoạn 2018 – 2022, chúng tôi dự phóng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ bình quân đạt lần lượt 9% và 12%/năm, tương ứng 46,263 tỷ đồng và 3,016 tỷ đồng vào năm 2022. Trong đó, sản lượng điện dự kiến tăng mạnh 15% trong năm 2021 và 10% trong 2022 từ việc vận hành thương mại Nhơn Trạch 3 (2021) và Nhơn Trạch 4 (2022).

Giá trị hợp lý của cổ phiếu PV Power được xác định ở mức 19.400 đồng/cổ phiếu với sự kết hợp các phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE (Re 15%)và Multiple theo EV/EBITDA (EV/EBITDA kỳ vọng 10x). Trong đó, chỉ số EV/EBITDA được áp dụng so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành khu vực Đông Nam Á có quy mô vốn hóa tương đương hoặc lớn hơn.

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PV Power với khả năng tăng giá dự kiến 35% so với mức giá khởi điểm 14.400 đồng/CP.

2. Khuyến nghị giá mục tiêu của cổ phiếu FPT ở mức 69.400 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP FPT (FPT) đã công bố kế hoạch 2018 bao gồm doanh thu thuần 21,9 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3,5 nghìn tỷ đồng. Con số lợi nhuận tương ứng với tăng trưởng 6% so với lợi nhuận trước thuế 2017 thường xuyên (không tính lợi nhuận bất thường từ thoái vốn một phần khỏi FPT Trading (FTG) và FPT Retail (FRT)).

Lợi nhuận trước thuế cốt lõi 2018 sẽ một phần bị ảnh hưởng do không còn hợp nhất FTG và FRT, bắt đầu từ ngày 18/12/2017. FTG và FRT giờ đây được xem là công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Tính theo cơ sở riêng, khi giả định FTG và FRT vẫn còn được hợp nhất, lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 18% so với 2017.

Dự báo 2018 của chúng tôi vẫn cao hơn kế hoạch của ban lãnh đạo, bao gồm doanh thu thuần 22,3 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3,6 nghìn tỷ đồng. Con số lợi nhuận trước thuế tương ứng với mức tăng 10% so với lợi nhuận trước thuế thường xuyên 2017.

HĐQT của FPT cũng phê duyệt kế hoạch phát hành ESOP lên đến 2,7 triệu cổ phiếu (0,5% lượng cổ phiếu lưu hành). Các cổ phiếu này sẽ bị hạn chế giao dịch trong 3 năm. Đợt phát hành dự kiến sẽ được thực hiện trong nửa đầu năm 2018, và sẽ hở room khối ngoại 1,3 triệu cổ phiếu (49% lượng phát hành).

Chúng tôi hiện đang khuyến nghị giá mục tiêu 69.400 đồng cho FPT, tương ứng với tổng mức sinh lời 13,5% bao gồm lợi suất cổ tức 3,2%. Chúng tôi nhiều khả năng điều chỉnh tăng giá mục tiêu trong báo cáo cập nhật sắp tới khi chúng tôi cho rằng mức P/E mục tiêu 14,5 lần năm 2018 cho FPT hiện tại là khá thận trọng.

3. Khuyến nghị mua cổ phiếu MWG

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cho biết doanh thu 2017 đạt 66,4 nghìn tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2016 và lợi nhuận sau thuế đạt 2,200 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với 2016. Kết quả này đều phù hợp với dự báo của chúng tôi.

Chúng tôi hiện đang chờ đợi thông tin chi tiết của từng lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng kết quả lợi nhuận 2017 được hỗ trợ nhờ việc tích cực mở cửa hàng và doanh thu từ các cửa hàng hiện hữu chuỗi Điện Máy Xanh (điện tử tiêu dùng) tăng trưởng ổn định, doanh thu online tăng mạnh và các cửa hàng mở năm 2016 đóng góp cho trong cả năm.

Chúng tôi giữ khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu. Chúng tôi hiện đang đưa ra giá mục tiêu 182.800VND/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 46,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,6%.

Giá mục tiêu của MWG là 192.000 đồng/CP

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS)

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) bắt đầu chu kỳ tăng giá dài hạn của mình từ năm 2016 tại vùng giá 35,000. Nhịp tăng trung hạn đầu tiên đạt đỉnh tại vùng giá 82,000. Lực lên quá mạnh sau đó khiến nhịp điều chỉnh trung hạn bị dãn ra và đi ngang. Nhịp tăng trung hạn thứ hai bắt đầu từ đầu tháng 5/2017 tại vùng giá 82,000 cho đến khi đạt đỉnh tại vùng giá 134,000-135,000. Sau đó là nhịp điều chỉnh trung hạn thứ hai.

Trong phiên giao dịch ngày hôm nay, giá của MWG đã bứt lên khỏi đường xu hướng giảm trung hạn với phiên tăng trần. Đồng thời trên đồ thị tuần, cổ phiếu cũng đang gặp được một hỗ trợ rất cứng là đường MA20.

Quan điểm đưa ra: MWG nhiều khả năng đã bắt đầu nhịp tăng trung hạn thứ ba trong chu kỳ tăng dài hạn của mình.

Dự đoán: Giá mục tiêu cho nhịp tăng trung hạn này của MWG hiện tại chúng tôi đưa ra là tại vùng giá 192.000 đồng/CP. Giá cắt lỗ là 121.000 đồng/CP.