-
Thủ tướng đề nghị ASEAN đoàn kết, củng cố vai trò trung tâm và lập trường chung về Biển Đông -
ASEAN có nhiều tiềm năng tăng trưởng và dẫn dắt trong ngành công nghiệp bán dẫn -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD sau 9 tháng năm 2024 -
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,34% sau 9 tháng năm 2024 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo là động lực để ASEAN bắt kịp, tiến cùng và vượt lên -
Tiếp tục phân cấp chủ trương đầu tư, thay tiền kiểm bằng hậu kiểm
Đã báo cáo Chính phủ và làm theo quy định pháp luật
Liên quan đến việc 36 nhà đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại Việt Nam đã cùng ký tên trong một đề nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ về khắc phục những bất cập trong cơ chế giá phát điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, Cục Điều tiết Điện lực đã có phản hồi chính thức.
Cụ thể, các nhà đầu tư cho rằng, quá trình ban hành Quyết định 21/QĐ-BCT dường như quá vội vàng, chưa bảo đảm việc thẩm định và lấy ý kiến một cách kỹ lưỡng, việc giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)/ Công ty Mua bán điện (EPTC) làm công tác xác định giá và sử dụng kết quả đề xuất chưa qua tham vấn với bên tư vấn độc lập là chưa phù hợp với thực tiễn.
Cạnh đó, phương pháp tính toán của EVN cũng được cho là chưa phù hợp và chưa đảm bảo tính khách quan.
Theo phản hồi của Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 17/BC-BCT (ngày 27/01/2022) về cơ chế xác định giá bán điện gió, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp, Tờ trình số 1513/TTr-BCT (ngày 24/3/2022) về việc xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đấu thầu mua điện từ dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và Báo cáo số 126/BC-BCT (ngày 21/7/2022) về cơ chế đối với dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.
Cũng tại Thông báo số 55/TB-VPCP (ngày 26/2/2022), Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ Công thương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật khi Bộ này đề xuất cơ chế xác định giá bán điện gió, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp.
Như vậy, theo các quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền ban hành khung giá phát điện (trong đó có khung giá điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp), Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện áp dụng đối với dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
EVN có trách nhiệm xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời chuyển tiếp, trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét, phê duyệt.
Tiếp đó, ngày 3/10/2022, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
Hội đồng tư vấn độc lập để lấy ý kiến về khung giá phát điện cho Dự án chuyển tiếp cũng được thành lập theo Quyết định số 2334/QĐ-BCT (ngày 7/11/2022), gồm 09 thành viên là các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực điện, giá, tài chính, quản lý nhà nước về năng lượng.
Việc tổ chức tính toán rà soát, xin ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan có đơn vị có liên quan được thực hiện từ ngày 20/11/2022 đến ngày 30/11/2022.
Vì vậy, việc dự thảo và ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT về ban hành khung giá điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp hoàn toàn đảm bảo trình tự và thủ tục theo quy định.
Tư vấn trong ngoài nước và Hội đồng tư vấn đã được tham vấn
Liên quan đến phương pháp và kết quả tính toán khung giá điện, Cục Điều tiết Điện lực cũng cho hay, theo các số liệu của các tổ chức tư vấn quốc tế, thông số do Viện Năng lượng, các công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, 2, 3, 4 và tổ chức tư vấn GIZ cung cấp, suất đầu tư điện gió, điện mặt trời trên thế giới có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn vừa qua, bất chấp sự gia tăng đáng kể của chi phí vật liệu.
Vì vậy, căn cứ báo cáo kết quả tính toán khung giá của EVN, suất đầu tư được thẩm định, lựa chọn trên cơ sở suất đầu tư các dự án giảm trừ 10% cho 1 MWp điện mặt trời, 1 MW điện gió.
Theo nghiên cứu của tư vấn quốc tế, bức xạ mặt trời trên lãnh thổ Việt Nam được chia làm 03 vùng, trên cơ sở 164 dự án điện mặt trời đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN, có 134/146 dự án NMĐMT thuộc vùng 3 (tương đương 91,78%).
Theo đó, bức xạ mặt trời để tính toán sản lượng bình quân nhiều năm được lấy theo bức xạ của tỉnh Bình Thuận (địa điểm thuộc vùng 3 và xây dựng nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2) theo nghiên cứu của tổ chức tư vấn quốc tế là 5,23 kWh/m2/ngày (tương đương 1.908,95 kWh/m2/năm).
Ý kiến của Hội đồng tư vấn cũng cho rằng, để phù hợp với các quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BCT, khung giá áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời mặt đất không tính toán theo thông số của Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 mà được thẩm định trên cơ sở lựa chọn bộ thông số đầu vào như suất đầu tư, bức xạ mặt trời tại vùng 3 (tỉnh Bình Thuận) và các thông số khác được lựa chọn theo số liệu thu thập từ các nhà máy điện mặt trời mặt đất đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước thời điểm giá bán điện ưu đãi hết hiệu lực.
Giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành (theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân). Vì vậy việc thay đổi giá bán lẻ điện bình quân không chỉ xem xét chi phí phát điện (bao gồm chi phí mua điện từ nhà máy điện mặt trời, điện gió) mà bao gồm nhiều khâu khác.
Theo lý giải của Cục Điều tiết Điện lực, cơ chế giá bán điện ưu đãi FIT được thiết kế để thúc đẩy đầu tư vào các dự án điện mặt trời, điện gió trong khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, khung giá phát điện cho các nhà máy điện mặt trời và điện gió chuyển tiếp được tính toán trên cơ sở chi phí thực tế quy định tại báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật của các nhà máy điện mặt trời và điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước thời hạn cơ chế giá FIT hết hiệu lực.
-
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD sau 9 tháng năm 2024 -
Thống nhất trình Quốc hội tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng -
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,34% sau 9 tháng năm 2024 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo là động lực để ASEAN bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
-
Tiếp tục phân cấp chủ trương đầu tư, thay tiền kiểm bằng hậu kiểm -
Luật Đầu tư công sửa đổi đẩy mạnh phân cấp, phân quyền -
TP.HCM công bố hạn mức đất ở và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp -
Vướng mắc dự án đầu tư có sử dụng đất: Doanh nghiệp đề xuất phân cấp điều chỉnh quy hoạch -
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật: Giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc pháp lý -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% sau 9 tháng năm 2024 -
Đánh giá thực chất tình hình kinh tế - xã hội 2024
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024