CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) cho biết, nửa đầu năm 2017 đạt lợi nhuận trước thuế 980 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 57% kế họach năm. Tăng trưởng tín dụng đạt 11,2% ytd và huy động đạt 11,2% ytd.

Dự phóng 2017, lợi nhuận sau thuế ACB đạt 1.842 tỷ đồng (tăng 38,1% so với năm trước) và vốn chủ sở hữu đạt 15.864 tỷ đồng (tăng 13%), tương ứng với EPS 1.869 đồng và BVPS 16.090 đồng. Dự phóng lợi nhuận tăng 7% so với dự phóng ban đầu (1.751 tỷ đồng). Tăng trưởng tín dụng đạt 11,2% ytd và huy động đạt 11,2% ytd.

Chúng tôi khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với ACB với giá mục tiêu 30.300 đồng (tăng 8% so với giá mục tiêu ban đầu), cao hơn 20% so với mức giá hiện tại.

2. Khuyến nghị hạn chế mua vào HSG

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Giá cổ phiếu HSG của CTCPC Tập đoàn Hoa Sen đang chạm trở lại vùng giá thấp nhất trong 3 tháng trở lại đây sau giai đoạn lao dốc trong tháng 7.

Bên cạnh đó, một số tín hiệu kỹ thuật tích cực cũng đã xuât hiện như: mẫu hình nến bullish engufing được hình thành, chỉ báo RSI cắt lên ngưỡng 30. Trước đó, khối lượng giao dịch cũng đã có một một tuần liên tục duy trì xu hướng tích cực.

Các tín hiệu tích cực xuất hiện khi giá HSG chạm đến vùng hỗ trợ mạnh, cho thấy đà phục hồi của cổ phiếu này có thể tiếp diễn. Tuy nhiên, chỉ báo ADX cho thấy xu hướng giảm của HSG vẫn đang mạnh. Do đó, sẽ cần có thời gian để giá HSG có thể đảo ngược xu hướng. Trước mắt, giá HSG sẽ gặp lại lực cản tại vùng 29-30.

Nếu diễn biến tăng tiếp diễn trong tuần này kết hợp cây nến tuần xanh hình thành với khối lượng giao dịch tích cực, cây nến Hammer của tuần trước sẽ được xác nhận và là tín hiệu củng cố thêm xu hướng tăng của giá HSG.

Do giá HSG sắp chạm đến vùng kháng cự 29-30, nên trước mắt, nhà đầu tư ngắn hạn có thể hạn chế tham gia. Việc tham gia mua vào có thể sẽ hợp lý hơn nếu giá của HSG không có sự thoái lui đáng kể (vẫn duy trì được trên mức 28) khi chạm đến vùng 29-30, với khối lượng giao dịch tiếp tục tích cực (duy trì trên 3 triệu cổ phiếu/phiên). Kỳ vọng giá HSG có thể test lại vùng kháng cự tiếp theo tại 34. Ngưỡng cắt lỗ đặt tại 27.

3. Khuyến nghị bán chốt lời cổ phiếu VGC

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS)

Tổng công ty Viglacera (VGC) là tập đoàn hàng đầu Việt Nam về Vật liệu xây dựng như các sản phẩm kính, sứ vệ sinh, gạch – đá ốp lát, VGC còn có mảng bất động sản khu công nghiệp tạo một động lực tăng trưởng không nhỏ đặc biệt khi Khu công nghiệp Yên Phong là nơi đặt nhà máy của Samsung.

Tại các mảng thế mạnh vừa nêu trên VGC đều có biên lợi nhuận gộp vào khoảng 25%-35% cho biên gộp của VGC ở vào mức 24,4% và đang có xu hướng được cải thiện khi tỷ trọng hoạt động thế mạnh như vật liệu xây dựng được tăng lên.

Sau đà tăng mạnh tại tháng 5 khi VGC đấu giá công khai 120 triệu cổ phiếu để pha loãng tỷ lệ nắm giữ của Bộ Xây dựng, hiện với VGC đang được giao dịch tại vùng giá 18.500 cho thấy tiềm năng của cổ phiếu đã được phản ánh khá sát vào giá.

Chúng tôi thấy rằng giá VGC sẽ có thể tiếp tục bật lại về vùng giá khoảng 19.500 trong ngắn hạn, mở ra cơ hội chốt lời với mức giá cao hơn và khuyến nghị theo dõi bán chốt lời tại vùng giá này đối với VGC.

Còn trong dài hạn, với tiềm năng tăng trưởng đều trên 20% vào 2 năm tới đây cũng như vị thế đầu ngành, VGC vẫn là một lựa chọn tốt khi cân nhắc cổ phiếu để nắm giữ.

4. Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu QNS

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS)

CTCP Đường Quảng Ngãi đã công bố báo cáo tài chính quý II/2017 giảm nhẹ, cụ thể doanh thu thuần đạt 2.097 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng nhanh làm lãi gộp bằng cùng kỳ.

Nguyên nhân do (1) Chi phí khẩu hao tăng hơn 100 tỷ do 3 nhà máy mới đi vào hoạt động (2) Sữa đậu nành Vinasoy chiếm khoảng 60-70% doanh thu và lợi nhuận trước thuế sau nhiều năm tăng trưởng nhanh đã chững lại trong 2 quý đầu năm nay.

Chúng tôi dự báo năm 2017 với việc QNS mở rộng thị trường sang miền Nam và các nhà máy đưa vào hoạt động thì các chi phí bán hàng và chi phí giá vốn sẽ giữ ở mức cao. Tuy nhiên nếu xét về dài hạn (3-5 năm), dư địa tăng trưởng của QNS vẫn còn do thị phần sữa đậu nành đóng hộp đã về tay Vinasoy trong khi tiêu thụ sữa đậu nành trên đầu người vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.

Xét trên phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu liên tục giảm từ tháng tư do báo cáo tài chính quý không đạt kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Dù trong phiên 16/8, giá cổ phiếu có bật tăng lên 71.600 đồng tuy nhiên chưa có tín hiệu kỹ thuật chắc chắn về đà hồi phục của cổ phiếu này và hoàn toàn có thể rơi về mức giá chào sàn 66,300 và ổn định tại vùng giá này.

Do đó chúng tôi thay đổi khuyến nghị từ mua sang theo dõi đối với cổ phiếu QNS và sẽ cập nhật khi có thông tin mới nhất đối với cổ phiếu này.