-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tháng 1/2025 tăng 48,6% -
Tổng công ty Phát điện 1 nghiên cứu dự án nhiệt điện tại Quảng Trị -
Bình Định tiếp tục tìm nhà đầu tư nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ đồng -
Trong một tháng, thu hút FDI vào khu công nghiệp Đồng Nai đạt 78% kế hoạch năm -
Bình Dương tập trung gỡ vướng các dự án truyền tải điện trong quý I/2025 -
Dự án Đường nối 2 tuyến đường Hồ Chí Minh tại Quảng Trị vẫn vướng mặt bằng
4 hồ sơ vượt qua vòng sơ tuyển dự án thu phí đường bộ tự động giai đoạn 2, điểm tên toàn "ông lớn"
Theo kết quả đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) phê duyệt, có 4/7 nhà đầu tư trúng sơ tuyển dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2.
Để minh bạch hóa nguồn thu từ các trạm thu phí BOT, Chính phủ đã và đang quyết liệt đẩy nhanh triển khai thu phí tự động không dừng |
Ban Quản lý dự án 2 (PMU2), Bộ Giao thông Vận tải cho biết, có 4/7 liên danh nộp hồ sơ đã vượt qua vòng sơ tuyển của Dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2.
Việc triển khai thu phí đường bộ theo hình thức tự động không dừng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, hướng tới sự hài lòng và thuận lợi cho người tham gia giao thông và đảm bảo minh bạch trong quá trình thu phí sử dụng đường bộ.
Các liên danh đó là; Liên danh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty cổ phần Công nghệ Tiên Phong; Liên danh Công ty cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Liên danh Công ty cổ phần Giải pháp tòa nhà thông minh và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam; Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ hạ tầng Vietin - Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ viễn thông Việt Vương - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý quỹ Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Công ty cổ phần Công nghệ truyền thông DTS.
Dự kiến PMU 2 sẽ tổ chức phát hành hồ sơ mời thầu dự án trong tuần sau và tổ chức chấm thầu trong vòng 60 ngày.
Dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng giai đoạn 2 sẽ thực hiện với 44 trạm thu phí đường bộ trên toàn quốc. Trong đó có 11 trạm trên Quốc lộ 1 và Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (sẽ thực hiện trong năm 2018) và các trạm nằm trên các tuyến quốc lộ khác (sẽ thực hiện trong năm 2019). Vietinf là đơn vị thực hiện nghiên cứu khả thi, đề xuất và cũng là đơn vị chuẩn bị dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát việc bố trí trạm thu phí đường bộ
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải có phương án giải quyết thỏa đáng quyền và lợi ích của người dân khu vực lân cận các trạm thu giá...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Bình Dương tập trung gỡ vướng các dự án truyền tải điện trong quý I/2025 -
Dự án Đường nối 2 tuyến đường Hồ Chí Minh tại Quảng Trị vẫn vướng mặt bằng -
Phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn 2050 -
Cần Thơ khẩn trương hoàn thành thủ tục để khởi công hàng loạt dự án trọng điểm -
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực -
Hơn 5.556 tỷ đồng giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 91 -
Trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô lớn nhất Cần Thơ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/2 -
2 TP.HCM mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức, tổng vốn 800.000 tỷ đồng -
3 Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
4 Làm rõ phương án VEC vay vốn trái phiếu Chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Vàng vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn trong năm 2025
- BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service