
-
Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay
-
Hội Sách Hà Nội lần thứ X năm 2025 có quy mô khoảng 300 gian hàng
-
Hà Nội lập Ban Chỉ đạo xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO
-
Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế -
Hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Đặc biệt ở những ngành đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao - trái ngược với các cuộc cách mạng công nghiệp trước vốn chủ yếu tác động tới lao động phổ thông.
![]() |
Ảnh minh hoạ: The Guardian |
UNCTAD cho biết AI mang lại những cơ hội lớn trong tăng trưởng và đổi mới, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mở rộng khoảng cách giàu nghèo. Lợi ích kinh tế từ tự động hóa thường nghiêng về phía các chủ sở hữu tư bản, trong khi người lao động và các quốc gia đang phát triển có thể chịu thiệt thòi.
Đáng chú ý, AI có thể làm suy giảm lợi thế cạnh tranh dựa vào chi phí lao động thấp - vốn là điểm mạnh của các nền kinh tế đang phát triển. Trong khi đó, các nước phát triển lại có điều kiện tận dụng AI để tăng năng suất, tạo thêm giá trị và củng cố vị thế kinh tế toàn cầu.
Theo dự báo của UNCTAD, thị trường AI toàn cầu sẽ đạt quy mô 4.800 tỷ USD vào năm 2033 - tương đương nền kinh tế hiện tại của Đức. Năm 2023, riêng các công nghệ tiên phong như AI, blockchain, 5G, in 3D, Internet đã tạo ra một thị trường trị giá 2.500 tỷ USD. Con số này được kỳ vọng tăng gấp sáu lần trong một thập kỷ tới.
Tuy nhiên, phần lớn lợi ích từ AI hiện tập trung ở một số ít quốc gia và doanh nghiệp. Khoảng 100 công ty - chủ yếu tại Mỹ và Trung Quốc - chiếm tới 40% chi tiêu toàn cầu cho nghiên cứu và phát triển AI. Điều này làm gia tăng bất bình đẳng không chỉ ở cấp doanh nghiệp mà còn ở cấp quốc gia.
Hiện có tới 118 quốc gia, phần lớn thuộc khu vực Nam bán cầu, chưa tham gia vào các cuộc thảo luận toàn cầu về quản trị AI. UNCTAD cảnh báo nếu không có tiếng nói trong việc xây dựng các khung pháp lý và chuẩn mực đạo đức cho AI, các nước này có thể bị tụt hậu trong làn sóng công nghệ mới.
Trước đó, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cũng đưa ra cảnh báo tương tự: gần 40% việc làm toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi AI, trong đó 60% ở các nền kinh tế phát triển và 26% ở các nước kém phát triển. Bà nhấn mạnh rằng AI không chỉ tạo ra cơ hội mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng nếu không có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho người lao động.
Tổng Thư ký UNCTAD, bà Rebeca Grynspan, kêu gọi xây dựng một khung pháp lý toàn cầu nhằm đảm bảo AI phục vụ lợi ích của toàn nhân loại. Bà nhấn mạnh, các quốc gia cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng số, đào tạo lại kỹ năng, hỗ trợ người lao động chuyển đổi việc làm và chia sẻ tri thức để cùng nhau định hình tương lai công nghệ theo hướng bền vững, công bằng và bao trùm.
-
40% việc làm toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo -
Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế -
Hà Nội hợp nhất 2 đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp -
Kết quả quan trọng trong 40 năm đổi mới, hội nhập quốc tế -
Hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới -
[Ảnh] Gần 3.200 chiến sĩ cơ động lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam -
Phát động Giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ VII
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort