
-
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
-
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với Châu Âu
-
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu
-
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp
-
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 10/2013, đã có thêm gần 5.900 doanh nghiệp ngừng hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 10 tháng đầu năm 2013 lên gần 42.000 doanh nghiệp, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2012.
![]() | ||
Trong 10 tháng đầu năm 2013 có gần 42.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2012 (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, 10 tháng đầu năm, cũng đã có 11.750 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Con số này cho thấy sản xuất đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.
Mặc dù vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm (10 tháng đạt 322.000 tỷ đồng, giảm 19,3%) và số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động vẫn tăng so với cùng kỳ, cho thấy sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại một số địa phương trong cả nước, quá trình đào thải, sàng lọc doanh nghiệp đang diễn ra, số doanh nghiệp gia nhập cũng như rút lui khỏi thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước, nhất là các địa phương thuộc Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chẳng hạn, số doanh nghiệp thành lập mới và dừng hoạt động tại TP.HCM tăng 5,9% và tăng 14,07%; Sóc Trăng tăng 60,9% và tăng 31,78%; An Giang tăng 77% và tăng 64,91%; Đồng Tháp tăng 95,1% & tăng 31,35%.
Trong khi đó, hoạt động của doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn gặp nhiều khó khăn, với số lượng doanh nghiệp thành lập mới gia tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm trước (0,5%), trong khi số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải dừng hoạt động lại tăng cao (14,4%).
Nếu tính theo địa phương, ở Hưng Yên, nếu doanh nghiệp thành lập mới giảm 3,9%, thì doanh nghiệp dừng hoạt động lại tăng 45,13%. Con số này ở Quảng Ninh là giảm 7,7% và tăng 19,44%; ở Hải Phòng là giảm 10,3% và tăng 64,36%.
Cũng theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì đang diễn ra quá trình tái cơ cấu một số ngành sản xuất. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 4,6%, dừng hoạt động tăng 5,1%; vận tải kho bãi - thành lập mới tăng 6,5%, ngừng hoạt động tăng 13,2%.
Trong khi đó, con số tương ứng ở ngành giáo dục - đào tạo là tăng 7,7% và tăng 26,8%; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy là tăng 23,8% và tăng 8,8%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội - tăng 39,2% và tăng 40,9%.
Nguyên Đức

-
Sẵn sàng mọi mặt để xuất nhập khẩu thông suốt khi chính quyền vận hành mô hình mới -
Thực hiện phi địa giới hành chính trong đăng ký hộ kinh doanh -
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập -
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025): Kỳ vọng những sáng kiến đột phá -
CT Group ra mắt bản thiết kế chip gây "rúng động" thị trường -
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2025 của HHV tăng mạnh, ước đạt 323 tỷ đồng -
Ưu đãi thuế quan là lợi ích nổi bật của Hiệp định EVFTA
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới