
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp
-
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan
![]() |
Mặt hàng nông sản của Việt Nam có tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA rất tốt do hầu hết đều đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy (WO) đối với nông sản thô và các quy tắc khác đối với nông sản chế biến. |
Theo Báo cáo của Trung tâm WTO và hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2018 đạt 46,2 tỷ USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA, và tăng 5% so với năm 2017.
Về kim ngạch tận dụng ưu đãi thuế quan, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá 12 tỷ USD. Tiếp đó là hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc và thị trường ASEAN với trị giá lần lượt là 11 tỷ USD và 8,5 tỷ USD.
Lượng hàng hóa xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ Việt Nam sang thị trường Lào và Campuchia có kim ngạch không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan của hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ tuy chỉ ở mức trung bình, đạt hơn 4,7 tỷ USD nhưng có mức tăng trưởng cao nhất, gấp 2,6 lần so với 1,8 tỷ USD năm 2017.
Ấn Độ là thị trường có lệ tận dụng ưu đãi FTA cao, cụ thể, tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ AIFTA (Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ) cao nhất với 72%; đứng tiếp theo là thị trường Chile và Hàn Quốc với tỷ lệ tận dụng lần lượt là 67% và 60%.
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ thị trường Lào (0,02%) và Campuchia (10%) không cao do Lào và Campuchia đều là thành viên ASEAN nên doanh nghiệp thường tận dụng ưu đãi trực tiếp từ Hiệp định Thương mại tự do hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Tính chung tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam năm 2018 là 39%, cao hơn 5% so với năm 2017 (34%).
Về cơ cấu mặt hàng, mặt hàng nông sản của Việt Nam có tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA rất tốt do hầu hết đều đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy (WO) đối với nông sản thô và các quy tắc khác đối với nông sản chế biến.
Mặt hàng công nghiệp có tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa cao do quy tắc xuất xứ đối với nhóm hàng công nghiệp về cơ bản phức tạp và khó đáp ứng hơn so với nhóm hàng nông nghiệp.
Những năm gần đây, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định ASEAN+ (Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài ASEAN) hầu như không tăng, một phần do các đối tác đã thực hiện xong việc cắt giảm, xóa bỏ thuế quan trong các hiệp định từ những năm trước.
Cũng theo báo cáo này, các hiệp định mới của Việt Nam như Hiệp định giữa ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Chile, Việt Nam - Hàn Quốc đều có tỷ lệ tăng trưởng tốt vì các đối tác đang tiếp tục thực hiện việc cắt giảm, xóa bỏ thuế quan theo cam kết của hiệp định”.

-
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện -
Quý I/2025, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 72,2 tỷ kWh -
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort