Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
5 cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/6
Thanh Thuý - 19/06/2014 05:55
 
Đầu tư trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/6 của các công ty chứng khoán.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Vốn quốc tế hướng vào Việt Nam
VinaRe nộp hồ sơ tăng vốn lên 1.310 tỷ
Phép màu mới cứu được PVC
Điện cơ Hải Phòng tăng vốn khống trước niêm yết?

1. KSS: Có thể xem xét mua vào

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

5 cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/6, KSS

Cổ phiếu của Tổng CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico (KSS) có phiên giao dịch đột biến, đường giá lần đầu tiên trong 2 tháng qua quay lại nằm trên MA trung hạn, đồng thời tạo ra đỉnh liền sau cao hơn trên đồ thị.

Với việc tạo đỉnh cao hơn và vượt thành công kháng cự, xu hướng ngắn hạn của KSS chuyển sang tăng.

Khối lượng giao dịch gia tăng đột biến ở phiên vượt kháng cự 18/6 góp phần gia tăng độ tin cậy cho điểm bứt phá. Thanh khoản của KSS đã bắt đầu “thường xuyên” nằm trên mức khối lượng giao dịch trung bình 50 ngày kể từ đầu tháng 6 đến nay.

MACD phiên 18/6 đồng thời cắt lên trên đường 0 để tạo tín hiệu ủng hộ xu hướng tăng. Các chỉ báo kỹ thuật khác đa phần trong trạng thái tích cực.

Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào KSS quanh mức giá hiện tại 6.2. Mức giá mục tiêu là 7.5, cao hơn 21% giá hiện tại. Mức giá dừng lỗ là 5.6, thấp hơn giá hiện tại 9,7%.

Khuyến nghị này được chúng tôi đánh giá có mức độ mạo hiểm cao, nhà đầu tư cần cân nhắc khẩu vị rủi ro của mình trước khi đưa ra quyết định.

2. STB: Khuyến nghị Trung Lập

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Lợi suất đầu ra bình quân dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong khi chi phí đầu vào bình quân sẽ khó giảm. Do vậy, chúng tôi cho rằng, tỷ lệ NIM của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) sẽ tiếp tục thu hẹp về mức 4,38%, giảm 0,6% so với năm 2013. Tài sản sinh lãi bình quân ước tăng 12,4%. Theo đó, thu nhập lãi thuần dự báo đạt 6.578 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2013.

Sacombank chú trọng vào phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và hoạt động kinh doanh thẻ nhằm gia tăng thị phần tạo ra lợi nhuận. Ngoài ra, ngân hàng tích cực mở rộng quan hệ khách hàng, đặc biệt là khối FDI để tăng doanh số thanh toán quốc tế. Theo đó, chúng tôi ước tính, tổng thu nhập ngoài lãi đạt 1.167 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước.

Năm 2014, Sacombank thực hiện nguyên tắc tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng thu nhập, tiết kiệm tối đa chi phí gián tiếp, ưu tiên chi phí phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh.

Chúng tôi giả định tỷ lệ CIR sẽ giảm về 54,5% từ 55,3% trong năm 2013, tương ứng với chi phi hoạt động cả năm đạt 4.221 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,4% so với năm trước.

Trong những quý còn lại của năm, ngân hàng sẽ phải chủ động đánh giá lại các khoản vay và tích cực hơn trong việc trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu để giảm bớt áp lực trong năm tới. Chúng tôi ước tính tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng dự báo khoảng 625 tỷ đồng, tăng 44% năm trước.

Chủ trương sáp nhập của Sacomank với Ngân hàng Phương Nam (PNB) được đưa ra trên mục tiêu gia tăng thị phần và quy mô hoạt động trong dài hạn. Dựa trên các chỉ tiêu trên BCTC 9 tháng đầu năm 2013, chúng tôi đánh giá PNB là ngân hàng có lợi nhuận thấp, hoạt động kinh doanh chính không hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu cao và cơ cấu thu nhập không bền vững. Do đó, chúng tôi lo ngại chất lượng tài sản của Sacombank sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi hai ngân hàng sáp nhập.

Kế hoạch phát hành cho đối tác chiến lược khó hoàn thành do sự thận trong của các nhà đầu tư đối với việc quản trị ngân hàng và tình hình thực sự của các khoản nợ, đặc biệt khi STB có kế hoạch sáp nhập với PNB.

Dựa vào triển vọng trên chúng tôi ước tính tổng thu nhập hoạt động của STB sẽ đạt 7.746 tỷ đồng (+1,9% cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế đạt 2.899 tỷ đồng, (-2,1% cùng kỳ). Theo đó, chúng tôi ước tính tổng thu nhập hoạt động quý II/2014 dự kiến ở mức 2.003 tỷ đồng (+24% cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế ước tính khoảng 692 tỷ đồng (+11% cùng kỳ).

EPS và BVPS năm 2014 của STB sẽ là 1.812 đồng và 14.955 đồng. P/E và P/B dự phóng năm 2014 ~ 11,24x và 1,18x. Chúng tôi cho rằng, tỷ lệ NIM vẫn cao, lợi thế về quy mô hoạt động cùng với thế mạnh trong mảng ngân hàng bán lẻ sẽ là yếu tố dẫn dắt STB tăng trưởng tổng thu nhập năm 2014. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng thấp, lo ngại về chất lượng tài sản khi sáp nhập với PNB và khả năng khó hoàn thành kế hoạch phát hành cho đối tác chiến lược trong năm nay sẽ điểm bất lợi đối với diễn biến giá cổ phiểu STB.

Do đó, chúng tôi khuyến nghị NEUTRAL (Trung lập) với cổ phiếu STB với mức giá kỳ vọng 19.800 đồng/cổ phần.

3. HAG: Thích hợp cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn

CTCK MB (MBS)

CTCP Hoàng Anh Gia Lại (HAG) đã có thay đổi lớn trong chiến lược kinh doanh những trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014. Công ty đã tái định hướng lại chiến lược phát triển, hướng tới việc trở thành một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Công ty đã tiến hành đầu tư lớn vào các lĩnh vực như cao su, mía đường, bắp và cọ dầu trong đó hai lĩnh vực mía đường và cao su bắt đầu cho thu hoạch khả quan trong năm nay trong khi hai lĩnh vực là bắp và cọ dầu đang trong giai đoạn đầu tư ban đầu.

Chúng tôi đánh giá cao lĩnh vực mía đường của Công ty với 10.000 ha mía đường đã được trồng tại Lào. Năng suất mía của Công ty là rất cao khoảng 120 tấn/ha, đảm bảo cho Công ty đạt hiệu quả cao trong sản xuất đường.

Lĩnh vực cao su sau một thời gian dài đầu tư đã bắt đầu mang lại nguồn thu cho Công ty trong năm 2014. Với hơn 44.000 ha cao su tại Việt Nam, Lào và Campuchia, đang bước vào chu kỳ khai thác, chúng tôi cho rằng, lợi nhuận từ lĩnh vực này sẽ khả quan mặc dù giá cao su thiên nhiên đang có xu hướng giảm.

Đối với cây cọ dầu, HAG đã trồng được 13.200 ha và có dự định sẽ nâng diện tích cọ dầu lên 30.000 ha. Đối với cây bắp, HAG đã trồng được hơn 5.000 ha.

Theo Công ty công bố, dự án bất động sản lớn tại Myanma sẽ khánh thành giai đoạn 1 vào quý I năm 2015. Chúng tôi đánh giá cao triển vọng lợi nhuận của dự án, do thị trường bất động sản của Myanma đang có triển vọng tích cực.

Chúng tôi đánh giá, HAG thích hợp cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn.

4. VIC: Khuyến nghị nắm giữ

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Là công ty phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam với tốc độ phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm lạc quan với các dự án đang triển khai của công ty. Hoạt động kinh doanh du lịch và khai thác trung tâm thương mại với tốc độ tăng trưởng 20 – 30%/năm đã và đang mang lại dòng tiền ổn định ở mức cao.

Trong khi đó, mảng kinh doanh bất động sản sẽ tiếp tục giúp Công ty giữ vững vị thế là doanh nghiệp hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài những điểm tich cực trên, chính sách cổ tức và chia thưởng của VIC vẫn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đầu tư tài chính. Ngoài ra, sự tăng trưởng nhanh các khoản nợ vay, dù vẫn ở mức an toàn, ít nhiều tạo ra những quan ngại cho nhà đầu tư về rủi ro trong dài hạn.

Từ những phân tich cụ thể trên, BVSC giữ đánh giá NEUTRAL đối với cổ phiếu Tập đoàn Vingroup - CTCP, với giá mục tiêu là 72.500 đồng/cp. Mức giá này cao hơn giá thị trường ngày 04/06 khoảng 12,5%. Đối với nhà đầu tư quan tâm VIC có thể xem xét tich lũy tại vùng giá 62.000 – 64.000 đồng/cổ phần. Thời gian nắm giữ khoảng 3 – 6 tháng với lợi nhuận kỳ vọng 15%.

5. BHS: Khuyến nghị nắm giữ

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

Dựa trên kết quả kinh doanh quý I/2014, chúng tôi ước doanh thu lũy kế cho 6 tháng 2014 là 1.309 tỷ đồng, vượt khoảng 8% kế hoạch và tăng 6 % cùng kỳ chủ yếu do doanh thu quý II/2014 tăng mạnh 45% cùng kỳ. Nhắc lại, trong quý II/2013 doanh thu giảm mạnh 65% cùng kỳ do sản lượng và giá bán giảm còn lợi nhuận đã ghi nhận lỗ 16 tỷ đồng do chi phí lãi vay tăng đột biến, +2,7x cùng kỳ. Dựa trên quan điểm thận trong, chúng tôi ước biên lợi nhuận gộp cả năm ở mức 11% và tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu cả năm là 5%, lợi nhuận từ hoạt động 2014 ước 81,2 tỷ đồng, +73% cùng kỳ. Thuế TNDN giảm còn 22%, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 đạt 39,9 tỷ đồng, tăng 7,1x cùng kỳ.

Kỳ vọng ngành đường sẽ cải thiện trong năm sau, chúng tôi ước doanh thu 2015 của BHS là 3.473 tỷ đồng, +16% năm ngoái với trong đó NHS đóng góp 13% (đã loại trừ giao dịch nội bộ). Nhờ sáp nhập, BHS sẽ chủ động 68% nhu cầu mía nguyên liệu và giúp công ty tiếp tục kiểm soát tốt giá thành sản xuất. Theo đó, lợi nhuận gộp ước đạt 460 tỷ, tăng 55% năm ngoái với biên lợi nhuận gộp ở mức 13%.

Chúng tôi cũng kỳ vọng thông qua chiến lược sát nhập, ngoài tăng doanh thu, BHS cũng hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí hoạt động và giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu ước duy trì ở mức 5% và tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu giảm từ 158% xuống 102%. Lợi nhuận sau thuế 2015 ước đạt 176 tỷ đồng, tăng 2,4x năm ngoái.

Ngoài ra, tại thời điểm hoán đối, nếu giá trị tài sản cố định ròng/cổ phiếu của BHS thấp hơn của NHS thì BHS sẽ được hạch toán thêm 1 khoản lợi nhuận bất thường, ước khoảng 114 tỷ và trong trường hợp này thì lợi nhuận sau thuế 2015 ước khoảng 265 tỷ, +3,6x năm ngoái.

NHS là doanh nghiệp đường có hệ thống phân phối mạnh tại khu vực duyên hải miền Trung, nơi mà thị phần của BHS còn rất khiêm tốn. Việc sát nhập với NHS, BHS có thể mở rộng thi phần, tăng doanh số đi cùng với tiết kiệm chi phí nhờ lợi thế về quy mô.

Tuy nhiên do ngành đường hiện nay vẫn còn khó khăn, thương vụ sát nhập có thể mất nhiều thời gian và việc tăng vốn điều lệ cũng sẽ tạo áp lực chi trả cổ tức cho BHS trong ngắn hạn, chúng tôi khuyến nghị GIỮ với BHS. EPS 2015 ước đạt 1.435 đồng/cp, PE dự phóng 8,2x, tương đương trung bình ngành 8,9x.

World Cup luôn mang 'xui xẻo' cho chứng khoán World Cup luôn mang 'xui xẻo' cho chứng khoán

Nhà đầu tư cổ phiếu có thể sẽ phải cẩn thận với World Cup, vì lịch sử 80 năm cho thấy lễ hội thế giới này gần như luôn đi liền với các đợt giảm điểm của thị trường. Việt Nam dường như cũng theo quy luật này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư