Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 15 tháng 01 năm 2025,
5 cổ phiếu “dìm” chỉ số sàn HoSE, dòng tiền lớn thận trọng đứng ngoài
Thanh Thủy - 23/06/2021 17:54
 
Số lượng các mã chứng khoán giảm giá cao hơn áp đảo số mã tăng trên cả ba sàn. VN30-Index nhích nhẹ nhưng lại ở tình trạng “xanh vỏ đỏ lòng”.
Thanh khoản trên thị trường chứng khoán liên tục suy giảm
Giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán liên tục suy giảm.

Lại thêm một phiên điều chỉnh

Sự hồi phục sau phiên ngày 22/6 đã không kéo dài được lâu. Dù giao dịch trong sắc xanh ở gần hết buổi sáng, cả ba chỉ số chứng khoán Việt Nam đều đồng loạt rơi nhanh sau 10h30 và giao dịch giằng co trong suốt phiên chiều.

VN-Index đóng cửa giảm 3,1 điểm (-0,22%) xuống còn 1.376,8 điểm. HNX-Index giảm 0,41% còn 315,8 điểm. Còn trên sàn UPCoM, chỉ số chỉ giảm nhẹ 0,07% về 90,04 điểm. Sắc đỏ lan tỏa trên diện rộng khi có 602 mã giảm giá, trong khi chỉ hơn 300  mã đóng cửa tăng. Ngay ở nhóm VN-30, dù diễn biến chỉ số giằng co và đóng cửa nhích nhẹ 0,02%, 2/3 cổ phiếu trong rổ chỉ số đều đóng cửa trong sắc đỏ.

Sắc đỏ
Sắc đỏ phủ rộng trên sàn chứng khoán Việt Nam

Phiên điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra khi nhiều sàn chứng khoán châu Á vẫn duy trì được đà tăng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng là đầu tàu dẫn dắt đà tăng trong phiên trước nhưng lại khá phân hóa trong hôm nay.

Hơn nửa số cổ phiếu ngân hàng đóng cửa trong sắc đỏ, nhiều cổ phiếu giảm trên 2% như HDBank hay LienVietPostBank. Cổ phiếu VPB tăng mạnh nhất (+4,55%) sau thông tin liên quan đến việc trình cổ đông thông qua phương án chi cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Trong khi, tại cuộc họp cổ đông thường niên hai tháng trước, ngân hàng đã quyết định không chia cổ tức năm 2020.  

Cùng Vietcombank và VietinBank, đây là ba cổ phiếu kéo VN-Index tăng nhiều nhất. Tuy vậy, những trụ cột này không đủ để nâng đỡ thị trường khi lượng cổ phiếu giảm giá áp đảo hơn.

Top 5 cổ phiếu “dìm” chỉ số sàn HoSE giảm sâu nhất gồm GVR (-2,47%), NVL (-1,32%), VIC (-0,51%), MSN (-1,57%), GAS (-1,05%). Cổ phiếu NVL điều chỉnh sau ba tăng liền trước, đồng thời, đưa Novaland rời top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất. Sự hồi phục của VPBank cũng giúp vốn hóa của nhà băng này vươn lên 169.400 tỷ đồng, đứng vị trí thứ 10 trong nhóm vốn hóa dẫn đầu.

Thanh khoản sụt giảm dù khối ngoại trở lại mua ròng

Bên cạnh sự giằng co của chỉ số, nhất là với VN-Index khi đang loanh quanh vùng đỉnh mới, điều đáng chú ý hơn là xu hướng sụt giảm thanh khoản vẫn chưa đảo chiều. Sàn HoSE giao dịch thông suốt trong phiên hôm nay nhờ giá trị giao dịch chỉ xấp xỉ 21.100 tỷ đồng. Thanh khoản trên HNX và UPCoM cũng đều giảm so với hôm qua. Tính trên cả ba sàn, giá trị giao dịch chỉ đạt 26.050 25.969 tỷ đồng, giảm 7,7%.

Một dòng tiền lớn đang đứng ngoài thị trường khi nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc giải ngân. Khối ngoại mua/ bán với giá trị thấp hơn hôm qua. Tuy nhiên, lực mua vượt lên, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 155 tỷ đồng trên cả ba sàn.

VHM được khối ngoại giải ngân nhiều nhất (hơn 111 tỷ đồng). Đây cũng đã là phiên thứ 7 liên tiếp cổ phiếu này được nhóm nhà đầu tư này mua ròng. Tương tự, VCB cũng đã có 6 phiên mua ròng liên tiếp với giá trị mua hôm nay gần 110 tỷ đồng.

Quy định đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư